Bạn nên trao đổi thông tin với tư vấn viên và tạo hồ sơ tham gia bảo hiểm với các loại giấy tờ sau:
Bạn nên trao đổi thông tin với tư vấn viên và tạo hồ sơ tham gia bảo hiểm với các loại giấy tờ sau:
Hiểu đúng bảo hiểm nhân thọ để có thể ra quyết định phù hợp nhất với nhu cầu và hoàn cảnh.
Bảo hiểm nhân thọ mang những ý nghĩa sau:
Tích lũy cho mục tiêu tương lai
Góp phần phát triển nền kinh tế,ổn định xã hội
Điểm tựa tài chính giúp chăm sóc sức khỏe
Tham gia bảo hiểm nhân thọ là giải pháp duy trì tài chính ổn định trước những biến cố bất ngờ như tai nạn, bệnh hiểm nghèo, ung thư, thương tật vĩnh viễn. Bạn có thể kịp thời thay thế nguồn thu nhập bị tổn thất và ổn định cuộc sống. Bảo hiểm nhân thọ có thể đồng hành với bạn những lúc tình hình tài chính khó khăn nhất.
Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
2. Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.
3. Trong mọi trường hợp, hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc không được vượt quá 15% phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Như vậy tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm do các bên thỏa thuận bằng văn bản, tuy nhiên mức tối đa là 15% phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của công ty bảo hiểm nhân thọ nhằm bảo vệ tài chính cho bạn trước các rủi ro về sức khỏe, thân thể, và tính mạng.
Bảo hiểm nhân thọ tuy không còn xa lạ trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu bảo hiểm nhân thọ là gì. Một số người muốn tham gia loại hình bảo hiểm này nhưng còn lúng túng trước các loại hình bảo hiểm đa dạng trên thị trường. Đọc ngay bài viết dưới đây, Prudential sẽ giúp bạn hiểu đúng về bảo hiểm nhân thọ và lựa chọn mua sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu và hoàn cảnh của bạn.
Bảo hiểm nhân thọ (life insurance) là sản phẩm của công ty bảo hiểm nhân thọ nhằm bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm trước các rủi ro liên quan sức khỏe, thân thể và tính mạng.
Hợp đồng bảo hiểm là các thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Nội dung trong hợp đồng đều được sự đồng ý của cả hai bên, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người mua lẫn doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo quy định. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền hoặc bồi thường cho người thụ hưởng.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường bao gồm các bên:
Giữa người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm cần có mối quan hệ có thể được bảo hiểm như:
Sau khi ký hợp đồng bảo hiểm, người tham gia sẽ có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo duy trì hiệu lực hợp đồng, và hưởng đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm.
Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra với người được bảo hiểm, và sự kiện đó đã được quy định trong Quy tắc và điều khoản thuộc bộ hợp đồng, thì công ty bảo hiểm phải chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, theo đúng điều kiện trong hợp đồng.
Khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn, công ty bảo hiểm sẽ chi trả quyền lợi đáo hạn cho người mua bảo hiểm. Quyền lợi đáo hạn này được hình thành từ phí bảo hiểm đã đóng, cộng với các khoản lãi suất/ các khoản thưởng được tích lũy trong suốt thời hạn hợp đồng.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyền lợi đáo hạn, ví dụ như lãi suất đầu tư thực tế, việc đóng phí đầy đủ và đều đặn của khách hàng,.... Ngoài ra, một số loại hình bảo hiểm sẽ không có quyền lợi đáo hạn, ví dụ như bảo hiểm tử kỳ hoặc các sản phẩm không có yếu tố tiết kiệm/đầu tư. Đọc kĩ phần dưới để hiểu rõ hơn nhé.
Như vậy, công ty môi giới bảo hiểm đại diện thay mặt cho khách hàng của họ xem xét các hợp đồng, nên việc chú ý đến từng chi tiết trong hợp đồng và thoải mái phân tích các điều khoản và điều kiện để tìm ra cho khách hàng những sản phẩm bảo hiểm tốt nhất, chi phí thấp nhất và đảm bảo mang lại lợi ích tốt nhất đến cho khách hàng..
iBaoviet là nhà tư vấn bảo hiểm trực tuyến phân phối sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm top 1 Việt Nam là Bảo hiểm Bảo Việt và được chứng nhận là website tư vấn bảo hiểm của công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm bảo hiểm Bảo Việt và những ưu đãi hấp dẫn
Hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về môi giới bảo hiểm.
Để tham khảo và được tư vấn về các sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm Bảo Việt, vui lòng liên hệ hotline 0966.795.333 – 02466.554.333
(ĐTCK) “Chưa bao giờ các quy định về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm lại chặt đến vậy”, nhà sáng lập một doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có hơn 10 năm hoạt động nhận xét khi nhắc đến Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ 1/1/2023.
Công khai thông tin các khoản hoa hồng
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã bổ sung khái niệm hoạt động môi giới bảo hiểm, quyền của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm một cách chi tiết nhằm chuẩn hóa hoạt động phân phối bảo hiểm. Đáng chú ý, để có được những quy định mới này, ngay từ những dự thảo ban đầu của Luật đã xuất hiện những tranh cãi xoay quanh việc cắt nghĩa các khoản hoa hồng cũng như yêu cầu công khai các khoản hoa hồng.
Là kênh trung gian, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm lâu nay từng “ăn 2 mang”: Tiền hoa hồng môi giới ở cả 2 đầu là bên bán bảo hiểm lẫn bên mua bảo hiểm. Do đó, dựa vào thực tế này, dự thảo Luật lần đầu khi lấy ý kiến các bên đưa ra quy định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có quyền được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm do bên mua bảo hiểm trả hoặc do bên mua bảo hiểm ủy quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chi trả hộ, tùy theo thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và/hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm”. Quy định này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lẫn doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Cụ thể, Công ty Bảo hiểm OPES đề nghị làm rõ, hoa hồng môi giới bảo hiểm được chi từ nguồn nào? AIG thì đề nghị làm rõ quy định “hoa hồng môi giới bảo hiểm... do bên mua bảo hiểm ủy quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chi trả hộ”. Còn công ty môi giới bảo hiểm là Aon đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về hoa hồng môi giới bảo hiểm với lập luận, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm lâu nay vẫn thực hiện các dịch vụ tư vấn sản phẩm bảo hiểm, chăm sóc khách hàng, quản lý hợp đồng bảo hiểm thay cho doanh nghiệp bảo hiểm và theo tập quán truyền thống quốc tế đã tồn tại từ rất lâu, đối tượng chi trả hoa hồng môi giới cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm.
Môi giới bảo hiểm được cho là có thu nhập cao, nhưng không ổn định, phụ thuộc vào số lượng và giá trị hợp đồng chốt với khách hàng.
Ban soạn thảo dự án Luật đã tiếp thu và các quyền của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được “chốt” là quyền hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Tính đến hết tháng 7/2022, báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm đạt 9.208 tỷ đồng (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước); trong đó, phí bảo hiểm thu xếp gốc đạt 5.768 tỷ đồng (tăng 10%), phí tái bảo hiểm thu xếp đạt 3.440 tỷ đồng (tăng 20,2%). Tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 695 tỷ đồng (tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước); trong đó, hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc đạt 568 tỷ đồng (tăng 6,3%), hoa hồng môi giới tái bảo hiểm đạt 127 tỷ đồng (giảm 4,7%).
Không chỉ đề nghị làm rõ các khoản hoa hồng, một số ý kiến đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định công khai với khách hàng khoản hoa hồng môi giới mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chi trả, ngoài phần bên mua bảo hiểm chi trả từ dịch vụ môi giới bảo hiểm, mối quan hệ với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và các thông tin khác có thể gây ra xung đột lợi ích.
Tuy nhiên, hai nhà môi giới bảo hiểm là Willis và Marsh đều cho rằng, việc công khai hoa hồng môi giới bảo hiểm là chưa phù hợp với thực tiễn thị trường Việt Nam. Aon thì đề nghị quy định theo hướng mở, nghĩa là chỉ cung cấp khi khách hàng yêu cầu. Còn theo doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là Prudential, hoa hồng môi giới là thông tin cần cân nhắc khi công khai, vì khách hàng có thể chủ động đề cập đòi giảm phí, gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Cuối cùng, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã được thông qua với quy định, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm công khai thông tin cho khách hàng các nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Chi tiết hóa các hành vi bị cấm
Luật mới đã chi tiết hóa các hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như không được ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm; không được khuyến mại dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm; nghiêm cấm xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực để mua hợp đồng bảo hiểm mới.
Luật cũng cấm doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn; nghiêm cấm cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Trong khi đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 chỉ quy định chung chung như doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện việc môi giới trung thực; không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
Tính đến đầu tháng 12/2022, toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam có 23 công ty môi giới bảo hiểm, không tính Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Đại Việt đã dừng hoạt động, đang hoàn tất thủ tục giải thể. Bên cạnh đó, thị trường có sự góp mặt của 18 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và gia tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư tại Việt Nam.
Tuy hoạt động hiệu quả, nhưng cũng giống như kênh trung gian là đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới được Bộ Tài chính đánh giá chưa chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa cao, ứng dụng thành tựu công nghệ chưa đồng đều, chưa sâu (do các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, chưa có quy định cụ thể để làm căn cứ thực hiện); cạnh tranh gay gắt dẫn đến chi phí doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho kênh phân phối lớn, từ đó làm tăng chi phí của người tham gia bảo hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo hiểm được cung cấp, hoặc cạnh tranh hạ phí bảo hiểm dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ khách hàng...
Tại Canada, các công ty bảo hiểm đóng vai trò chủ đạo trong phân phối các sản phẩm bảo hiểm, bất chấp nỗ lực của các ngân hàng nhằm phá vỡ tình trạng gần như độc quyền này. Một số ngân hàng cố gắng thâm nhập thị trường bảo hiểm thông qua việc thành lập công ty con và chỉ rút khỏi thị trường sau khi nhận thấy các hoạt động bảo hiểm không tăng thêm giá trị khi không có mạng lưới đại lý rộng khắp để phân phối sản phẩm và thiếu chuyên môn về thiết kế sản phẩm, quản lý rủi ro.
Mạng lưới phân phối của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể được phân thành ba kênh riêng biệt: môi giới độc lập, đại lý và kênh điện tử. Trong đó, môi giới giữ vị trí thống trị thị trường với thị phần khoảng 70%, đại lý chiếm 25% và kênh phân phối còn lại như điện thoại, Internet chiếm 5%.