Đoạn Văn Nói Về Áo Dài Việt Nam

Đoạn Văn Nói Về Áo Dài Việt Nam

Áo Nhật Bình thời nhà Nguyễn là chiếc áo dành cho nữ giới quyền quý trong chốn cung đình và các thiếu nữ trong gia đình quý tộc mặc khi xuất giá. Đối với nhà Nguyễn, việc phân chia cấp bậc thông qua trang phục được thể hiện rất chặt chẽ dựa trên: Chất liệu vải, màu sắc, trang phục đi kèm, kiểu dáng, cách may, họa tiết,…

Áo Nhật Bình thời nhà Nguyễn là chiếc áo dành cho nữ giới quyền quý trong chốn cung đình và các thiếu nữ trong gia đình quý tộc mặc khi xuất giá. Đối với nhà Nguyễn, việc phân chia cấp bậc thông qua trang phục được thể hiện rất chặt chẽ dựa trên: Chất liệu vải, màu sắc, trang phục đi kèm, kiểu dáng, cách may, họa tiết,…

Nhật Bình là thường phục của hậu phi, công chúa thời nhà Nguyễn

Theo “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ”, quy định về trang phục của hoàng hậu, công chúa, phi tần trong cung năm 1807 cụ thể như sau:

Cấp Hậu: Y phục gồm 1 áo bào Nhật Bình được làm bằng sa sợi vàng, trên áo thêu đủ 20 hình rồng, phượng, trĩ, loan và một bộ y phục thường may bằng tơ Bát ti trắng, trên đó có thêu họa tiết rồng phượng. Đi kèm với y phục là mũ và trâm cài. Đối với cấp Hậu sẽ được phát 2 chiếc mũ Cửu long kim phát, 8 cây trâm hình phượng làm bằng vàng và 1 chiếc mũ cửu phượng kim ước phát.

Công chúa: Trang phục của Công chúa đơn giản hơn cấp Hậu, với y phục chỉ gồm 1 áo Nhật Bình được may bằng sợi sa màu đỏ và thêu hình phượng cùng với 1 chiếc mỹ Thất phượng Kim ước phát và 12 cây trâm hoa.

Cấp cung tần nhị giai: Trang phục của Cung tần nhị giai nhà Nguyễn thời kỳ này có 1 chiếc mũ Ngũ phượng Kim ước phát và 10 cây trâm hoa đi cùng với 1 áo Nhật Bình màu xích đào thêu hình loan may bằng sợ sa, và 1 y phục thường làm bằng tơ Bát ti cũng thêu hình loan ổ.

Cấp Cung tần tam giai: Đối với cấp này, y phục khá giống với cấp nhị giai, chỉ khác là có màu tím sắc chính, còn về mũ thì bao gồm 1 chiếc mũ Tam phương Kim ước phát và 8 cây trâm hoa.

Cấu Cung tứ giai: Y phục của cấp Cung tứ giai là 1 chiếc áo Nhật Bình màu tím nhạt may bằng sợi sa và 1 y phục thường may bằng tơ Bát ti trắng, cả 2 y phục đều được thêu hình loa. Và mũ của cấp này là 1 chiếc Phượng kim ước cùng 8 cây trâm cài.

Sau khi thời Nguyễn kết thúc, bộ áo này trở thành bộ áo trang trọng của giới quý tộc được mặc vào một số dịp lễ và nhất là ngày cưới.

Nếu trong ngày trọng đại của cuộc đời mình, bạn còn phân vân phải chọn cho mình 1 bộ trang phục đám cưới truyền thống. Thì đây là một sự chọn hấp dẫn cho đôi bạn.

ÁO DÀI NĂM TUYỀN – Địa chỉ may, cho thuê trang phục truyền thống tại TP.HCM

Địa chỉ cửa hàng: 110, Đường 3/2 – Phường 12 – Quận 10 – Tp. Hồ Chí Minh

Từ ngày 2 đến 4/12/2022, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 khai mạc tại khu vực đền Bà Kiệu, thuộc phố đi bộ hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức.

Lễ hội Áo dài được tổ chức nhằm chuyển tải thông điệp áo dài Việt Nam - "Đại sứ văn hóa" dần trở thành "Đại sứ du lịch", gồm nhiều hoạt động tôn vinh giá trị văn hóa, truyền thống Việt Nam. Thông qua các nội dung hoạt động trong sự kiện như: Trình diễn áo dài, trưng bày các sản phẩm văn hóa - du lịch tại các gian trưng bày, qua đó kích cầu du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Việt Nam và Hà Nội nói riêng. Đồng thời thúc đẩy các ngành khác phục hồi và phát triển sau dịch COVID-19; tạo cơ hội giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội và các nghệ nhân, nhà thiết kế trong nước.

Trong đêm hội, màn biểu diễn áo dài ba miền Bắc - Trung - Nam là hoạt động điểm nhấn được tổ chức nhằm giới thiệu tới công chúng và bạn bè quốc tế một không gian văn hóa đặc sắc, phản ánh sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam trên ba vùng miền của đất nước. Trong khuôn khổ hoạt động Lễ hội còn diễn ra các hoạt động: Biểu diễn nghệ thuật áo dài của các nhà thiết kế thời trang; đồng diễn áo dài của 700 phụ nữ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội; 350 người đồng diễn áo dài của Thành đoàn Hà Nội; biểu diễn và trình diễn áo dài của 100 nữ doanh nhân thuộc Tổ chức nữ lãnh đạo toàn cầu Happy Women Leader Network và Tổ chức liên kết kinh tế đa ngành HWO.

TIẾP NỐI NHỮNG CÂU CHUYỆN VĂN HÓA VIỆT QUA TÀ ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG

Trong đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022, người dân Thủ đô, du khách và bạn bè quốc tế có dịp thưởng lãm hàng trăm tà áo dài truyền thống của ba thành phố lớn Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh cùng hội tụ với sự tham gia của các nhà thiết kế, nghệ nhân áo dài Lan Hương, nhà thiết kế Xuân Thu, Viết Bảo, Chula Fahion House, Cao Minh Tiến… Những câu chuyện về văn hóa Việt được diễn đạt sinh động qua những tà áo dài truyền thống. Nét đặc trưng nhất trong các sưu tập áo dài là sự gắn kết văn hóa truyền thống với nghệ thuật đương đại, thể hiện rõ nét bản sắc Việt Nam trong các sáng tạo nghệ thuật.

Bộ sưu tập áo dài “Dấu ấn vàng son” của nhà thiết kế Vũ Thảo Giang với hình ảnh Rồng Thăng Long, thể hiện truyền thống văn hóa, quảng bá nét đẹp văn hóa Hà Nội tới bạn bè quốc tế. Những tà áo dài hư ảo trong dáng hình người thiếu nữ Hà Nội, khơi gợi hình ảnh về một Hà Thành phố xưa loang nắng, Hồ Gươm xanh tóc liễu mơ màng, với 36 phố phường cổ kính luôn để lại những tình cảm đẹp và lưu luyến với những ai đã đến, đi và ở lại.

Bộ sưu tập áo dài “Mùa hoa Hà Nội” của thương hiệu OZ Desing House lấy cảm hứng từ những mùa hoa cùng tình yêu Hà Nội, mang tới công chúng những mẫu áo dài sáng tạo, hiện đại có tính ứng dụng cao.

Mang tới đêm diễn bộ sưu tập chủ đề “Thiên di”, nhà thiết kế Bùi Thanh Hương lấy cảm hứng sáng tác từ nền tảng văn hóa truyền thống dân tộc về trang phục, qua đó mong muốn gìn giữ vẻ đẹp của tà áo dài Việt Nam trước những nền văn hóa thế giới, trong thời kỳ hội nhập. Ý tưởng nghệ thuật chuyển tải thông điệp “Phụ nữ Việt Nam luôn đẹp dịu dàng trong tà áo dài, mạnh mẽ trong thể hiện bản sắc riêng”.

Bộ sưu tập “Giọt sương mai” được nhà thiết kế Hoàng Ly sáng tác từ những giọt sương mai, mỏng manh thuần khiết tựa như vẻ đẹp người con gái Việt Nam.

Bộ sưu tập "Mang tết xưa trở về"của thương hiệu thời trang nhí Kiên Anh với các thiết kế dành cho các bé, đây là kết quả sáng tạo của sự giao thoa giữa kiểu dáng cách tân và dấu ấn cổ điển của áo dài xưa. Nét đẹp truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ là khởi nguồn của sáng tạo trong bộ sưu tập.

Cùng đó là các bộ sưu tập “Hương sắc Việt Nam” của nhà thiết kế Diệu Hằng lấy cảm hứng sáng tạo từ những mùa hoa đặc trưng của Hà Nội, thông qua những tà áo dài trình diễn giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về nền văn hóa, con người Hà Nội. Bộ sưu tập “Đón nắng xuân” của nhà thiết kế Yến Nhi, thông qua ý tưởng nghệ thuật mong muốn đưa tà áo dài Việt Nam trở thành một sản phẩm văn hóa – du lịch đặc trưng của Việt Nam.

Thông qua các tác phẩm giàu tính sáng tạo của các nhà thiết kế đến từ Hà Nội, khán giả có dịp nhìn nhận rõ nét về nghệ thuật thời trang đương đại, cũng như các xu hướng phát triển thời trang trong nước, có dịp thưỡng lãm các mẫu thời trang mới, độc đáo của các nhà thiết kế đến từ miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tạm biệt các bộ sưu tập của các nhà thiết kế Hà Nội, đến với các sáng tạo nghệ thuật của các nhà thiết kế miền Trung. Nhắc về kinh đô Huế bao giờ cũng là trời hoài niệm… Chút man mác buồn xứ Huế luôn là xuất hiện trong nhiều sáng tác nghệ thuật. Vùng đất nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, đền đài lăng tẩm, cái nôi của những điệu dân ca bên dòng Hương giang thơ mộng, nơi tà áo ngũ thân ra đời, lưu dấu hình ảnh những tà áo dài truyền thống xứ Huế trong những đám cưới cung đình xưa.

Trong bộ sưu tập “Hương sắc thời gian” của nhà thiết kế Năm Tuyền và “Bóng dáng kinh kỳ” của nhà thiết kế Quang Hòa tái hiện những nét văn hóa Huế xưa và nay. Qua những tà áo xứ Huế các nhà thiết kế miền Trung đưa khán giả Thủ đô và bạn bè quốc tế đến với chiều sâu văn hóa Huế, qua những cung bậc văn hóa giàu cảm xúc.

Bộ sưu tập áo dài “Bát âm” của nhà thiết kế Hạnh Mai, lấy ý tưởng sáng tạo nghệ thuật từ bộ tranh Bát Âm của dòng tranh dân gian làng Sình nổi tiếng, với mong muốn tôn vinh áo dài Việt từ sự kết nối những giá trị văn hóa truyền thống trong các sáng tác nghệ thuật đương đại.

Bộ sưu tập “Giai điệu thái bình” của nghệ nhân áo dài Viết Bảo với hình tượng sáng tạo từ linh vật phượng hoàng đậu cây ngô đồng, thể hiện sự thái bình thịnh trị đất nước.

Trình diễn bộ sưu tập áo dài “Vũ điệu sen” của nhà thiết kế Đoan Trang, sự thanh khiết của hoa sen, sự dịu dàng thanh tao của người phụ nữ Việt. Bộ thiết kế tạo nên từ những chất liệu thuần tự nhiên, chuyển tải thông điệp “cái đẹp bắt nguồn từ lòng nhân ái và tình yêu thương”.

Tạm biệt những tà áo dài xứ Huế, đến với các nhà thiết kế thời trang của Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, một thành phố trẻ, năng động... hình ảnh đất và người nơi đây thể hiện sinh động qua các sáng tạo thời trang hiện đại mang đậm phong cách nghệ thuật đương đại. Phần trình diễn có sự tham diễn của Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2022 Lý Kim Thảo, Hoa hậu Du lịch quốc tế Việt Nam 2022 Nguyễn Nga; Hoa hậu Du lịch Việt Nam Lương Kỳ Duyên…

Bộ sưu tập “Begin Collection” của nhà thiết kế Nguyen Galli thể hiện tính cân đối trong các mảng mầu, giới thiệu nét đẹp của tà áo dài Việt với khán giả và bạn bè quốc tế, qua vẻ đẹp mầu sắc bầu trời, những con phố năng động trẻ trung hiện đại, của đô thị hiện đại thời hội nhập.

Bộ sưu tập “Cá chép hóa rồng” của nhà thiết kế Nguyen Galli được thiết kế với chất liệu lụa trên nền mầu vàng và xanh lá, kết hợp với kỹ thuật thêu may, kết hạt tạo hình vảy cá và hoa sen. Thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật, bộ sưu tập gửi gắm thông điệp “Các chép vươn mình giữa muôn sóng lớn”.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của Việt Nam là nguồn sáng tạo, một sản phẩm du lịch độc đáo. Đây là hoạt động gắn kết thời trang với du lịch, tiếp nối những câu chuyện về văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam qua tà áo dài dân tộc.

JavaScript dường như bị vô hiệu trong trình duyệt của bạn. Để có trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi, đảm bảo bật Javascript trong trình duyệt của bạn.