Chánh văn phòng là một chức danh có trong hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước và các tập đoàn/tổ chức kinh tế. Để hiểu rõ hơn về Chánh văn phòng là gì, nhiệm vụ, điều kiện và thủ tục bổ nhiệm chánh văn phòng thế nào… bạn có thể tham khảo nội dung sau.
Chánh văn phòng là một chức danh có trong hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước và các tập đoàn/tổ chức kinh tế. Để hiểu rõ hơn về Chánh văn phòng là gì, nhiệm vụ, điều kiện và thủ tục bổ nhiệm chánh văn phòng thế nào… bạn có thể tham khảo nội dung sau.
Thời hạn bổ nhiệm chức vụ Chánh văn phòng là 5 năm, trừ trường hợp có quy định khác được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ về Chánh văn phòng là gì và những nhiệm vụ, quyền hạn của họ như thế nào. Có thể nói, Chánh văn phòng là một vị trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức, là người chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, điều hành mọi hoạt động, để công việc đảm bảo tính hiệu quả, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
– Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành các công việc văn phòng:
+ Là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành và kiểm tra mọi hoạt động của văn phòng hàng ngày.
+ Đảm bảo hiệu quả và chất lượng trong quá trình thực hiện các chức năng của văn phòng.
– Phân công và hướng dẫn công việc cho phó Chánh văn phòng hoặc cán bộ công nhân viên thuộc văn phòng:
+ Có trách nhiệm phân công và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đối với Phó Chánh văn phòng, công chức và người lao động.
+ Phối hợp với Phó Chánh văn phòng quản lý một số công việc theo sự phân công cụ thể.
– Tổ chức và phối hợp công tác với các phòng ban chuyên môn:
+ Đảm bảo sự hiệu quả trong công tác văn thư, lưu trữ và quản lý con dấu của tổ chức.
+ Tổ chức và hỗ trợ các phòng ban chuyên môn, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành ở địa phương.
– Tham mưu và hỗ trợ cấp trên trong việc phối hợp và quản lý:
+ Tham mưu và hỗ trợ lãnh đạo cấp trên trong quá trình phối hợp công tác với các cơ quan, ban, và ngành liên quan.
+ Đôn đốc và chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch, nội quy, và quy chế Nhà nước, cơ sở đề ra.
+ Chịu trách nhiệm trong quá trình giám sát và đảm bảo rằng công việc được thực hiện một cách có hiệu quả.
– Kiểm soát việc tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật:
+ Giám sát và kiểm soát công chức, người lao động do mình quản lý trong việc chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, quy định của cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công việc đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
– Thực hiện các công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo:
Ngoài những chức năng, nhiệm vụ ở trên thì Chánh văn phòng còn thực hiện mọi công việc, nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của cấp trên, đảm bảo hoàn thành đúng và đầy đủ nhiệm vụ đã được giao.
– Phân công nhiệm vụ, công việc và có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, quản lí nhân viên thuộc quyền mình để đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao.
– Tiếp nhận sự uỷ quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức giải quyết một số công việc liên quan đến các hoạt động đối nội và đối ngoại của cơ quan/doanh nghiệp.
– Đưa ra quyết định những vấn đề cơ bản thuộc về chức năng và quyền hạn của văn phòng theo quy định.
– Chịu trách nhiệm báo cáo trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về các công việc được cơ quan, tổ chức đó giao cho văn phòng.
– Phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo quá trình hoạt động mang lại hiệu quả cho văn phòng, tổ chức đó.
– Chánh văn phòng phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc trước lãnh đạo.
Mỗi một Sở, ban ngành Trung ương, tổ chức kinh tế có một hoặc nhiều Chánh văn phòng. Trong quá trình làm việc, Chánh văn phòng bận vì nhiều lý do đặc biệt không thể có mặt để giải quyết công việc cần thiết thì có thể uỷ quyền cho Phó Chánh văn phòng xử lý.
Căn cứ điều 43 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, việc quyết định bổ nhiệm Chánh văn phòng được người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định. Thủ tục bổ nhiệm sẽ gồm hồ sơ cá nhân đầy đủ có công chứng, ý kiến đánh giá của cấp ủy, lãnh đạo và ý kiến chung của tập thể lãnh đạo.
+ Có chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành và lĩnh vực công tác, tối thiểu từ bằng cử nhân trở lên.
+ Có trình độ lý luận chính trị từ bậc trung cấp trở lên.
+ Nắm vững các chính sách, quy định có liên quan đến công việc.
+ Trình độ quản lý nhà nước với vị trí công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
+ Chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo/quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên (sau khi được bổ nhiệm).
+ Trình độ tin học và ngoại ngữ phù hợp theo yêu cầu.
+ Có thể sử dụng tiếng dân tộc thiểu số đối với Chánh văn phòng ở vùng dân tộc thiểu số.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy với công việc, nhiệt tình, phối hợp tốt với cấp trên và cấp dưới.
+ Có tính, cẩn thận, sự sáng tạo, tư duy logic, coi trọng tinh thần đoàn kết nội bộ…
+ Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao khi còn làm các chức vụ như phó Chánh văn phòng, phó trưởng phòng và tương đương.
+ Thời gian công tác từ 03 năm trở lên trong ngành, lĩnh vực; 03 năm liên tục gần đây được đánh giá làm việc hiệu quả, đóng góp to lớn cho sự phát triển chung.
+ Người được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng lần đầu không quá 45 tuổi, đối với tượng dành cho cả nam và nữ.
+ Có sức khỏe tốt để hoàn thành công việc mới được giao.
Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Chánh Văn phòng được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
1. Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;
b) Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;
c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;
d) Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;
đ) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
e) Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.
Trên đây là quy định về Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Chánh Văn phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 07/5/2017).