Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
1. Về công tác tổ chức hội: Thực hiện theo quy định hiện hành về tổ chức và quản lý công tác hội.
2. Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức làm việc tại Hội: Thực hiện theo các quy định từ Khoản 2 đến Khoản 10 Điều 6 Quy định này.
Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp xã
1. Đề xuất việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, phân công, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc, công tác tiền lương và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định.
2. Quyết định bố trí các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã, sau khi có ý kiến của UBND cấp huyện.
3. Quyết định phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.
4. Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ của cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được phân cấp
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được phân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này; hướng dẫn và quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện quy định phân cấp trong nội bộ ngành, địa phương.
Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện Quy định này.
UBND cấp huyện căn cứ Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan, xây dựng Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ của cấp mình đảm bảo đúng quy định pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị gửi văn bản để Sở Nội vụ tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Bộ đội biên phòng ngày 28 tháng 3 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
CHƯƠNG I TỔ CHỨC CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 1. Bộ đội biên phòng được tổ chức, chỉ huy thống nhất từ Trung ương đến đơn vị cơ sở, đặt dưới sự quản lý, chỉ huy của Bộ Quốc phòng, bao gồm:
1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng;
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới, bờ biển (sau đây gọi chung là Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh) Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng;
3. Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, các đơn vị cơ động và tiểu khu biên phòng (nếu có) trực thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh.
1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có Tư lệnh, các Phó Tư lệnh, cơ quan giúp việc, các trường, các đơn vị trực thuộc.
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chịu sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác biên phòng và xây dựng Bộ đội biên phòng trong phạm vi cả nước;
2. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và Hải đoàn biên phòng có Chỉ huy trưởng, các Phó Chỉ huy trưởng, cơ quan giúp việc và các đơn vị trực thuộc;
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và Hải đoàn biên phòng chịu sự quản lý chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác biên phòng và xây dựng đơn vị;
3. Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, các đơn vị cơ động, Tiểu khu biên phòng có chỉ huy cấp trưởng, các phó chỉ huy trưởng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế, trang bị và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị, các trường thuộc Bộ đội biên phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 4. Để bảo đảm thống nhất chỉ huy thực hiện nhiệm vụ quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố và Hải đoàn biên phòng chịu sự chỉ huy của Tư lệnh Quân khu, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, Chỉ huy trưởng vùng hải quân về nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến.
Ở Quân khu có Phòng biên phòng làm nhiệm vụ tham mưu cho Tư lệnh Quân khu để chỉ huy, chỉ đạo Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự và sử dụng lực lượng Bộ đội biên phòng trong nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến trên địa bàn Quân khu đảm nhiệm.
Mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng với Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ tư lệnh Hải quân và mối quan hệ giữa Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, Hải đoàn biên phòng với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, Bộ chỉ huy vùng hải quân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
CHƯƠNG II QUYỀN QUYẾT ĐỊNH HẠN CHẾ, TẠM DỪNG CÁC HOẠT ĐỘNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI, QUA LẠI BIÊN GIỚI VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUAN HỆ, PHỐI HỢP VỚI LỰC LƯỢNG BẢO VỆ BIÊN GIỚI,
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NƯỚC TIẾP GIÁP CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 5. Quyền của Bộ đội biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động, hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới trong các trường hợp: đe dọa đến chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, địch xâm nhập, gây bạo loạn, truy bắt tội phạm nguy hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền qua biên giới được quy định cụ thể như sau:
1. Quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới:
a) Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 12 giờ trong phạm vi vành đai biên giới do đồn phụ trách và phải báo cáo Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương cấp huyện, xã sở tại và các cơ quan ở khu vực biên giới.
b) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 24 giờ trong khu vực biên giới thuộc phạm vi do tỉnh quản lý và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
2. Quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới:
a) Tại cửa khẩu phụ hoặc đường qua lại tạm thời, Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 6 giờ; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 12 giờ và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đồng thời phải thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết.
b) Tại cửa khẩu chính do Chính phủ hai nước ký kết mở, trừ cửa khẩu cho người nước thứ ba qua lại, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại không quá 6 giờ và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết.
3. Trước khi thời gian quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới của cấp dưới hết hiệu lực, nếu xét thấy cần tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng thì cấp trên trực tiếp phải ra quyết định; và phải thông báo cho các cơ quan và nhân dân biết để thực hiện, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp xử lý;
4. Người có quyền quyết định quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Khi tình hình đã trở lại bình thường thì cấp ra quyết định hạn chế hoặc tạm dừng phải thông báo cho các cơ quan có liên quan và nhân dân biết.
5. Việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại các cửa khẩu quốc tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 6. Quan hệ, phối hợp giữa Bộ đội biên phòng Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới và chính quyền địa phương nước tiếp giáp trong việc thi hành các điều ước quốc tế về biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa các nước có chung biên giới, được quy định cụ thể như sau:
1. Đồn trưởng biên phòng được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương trong khu vực biên giới nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán do cấp có thẩm quyền chỉ định;
2. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới và tham gia các đoàn đàm phán cấp tỉnh về những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia;
3. Tư lệnh Bộ đội biên phòng quan hệ với lực lượng biên phòng nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán theo chỉ định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Thủ tướng Chính phủ.
CHƯƠNG III QUAN HỆ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BIÊN PHÒNG
Điều 7. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo,vùng biển và tại các cửa khẩu biên giới.
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại để Bộ đội biên phòng thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, giải quyết những vụ việc liên quan đến người nước ngoài và thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
2. Ban Biên giới Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn pháp luật, điều ước quốc tế về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới cho Bộ đội biên phòng;
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Điều 9. Uỷ ban nhân dân Các cấp căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và xây dựng Bộ đội biên phòng.
Điều 10. Đối với những vấn đề liên quan đến việc quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự biên giới quốc gia, xây dựng cơ sở chính trị, văn hóa xã hội, quy hoạch và xây dựng cửa khẩu, xây dựng các cụm dân cư khu vực biên giới trên đất liền, cửa khẩu, các hải đảo, vùng biển, và những vấn đề liên quan đến xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng, Tư lệnh Bộ đội biên phòng được quan hệ trực tiếp với Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đến công tác biên phòng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trao đổi giải quyết, đồng thời báo cáo với Bộ Quốc phòng.
CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 11. Hàng năm trong kế hoạch ngân sách Nhà nước, Chính phủ ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng doanh trại, xây dựng công trình điện, nước sạch; phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn cho các đồn, trạm và đơn vị cơ động biên phòng, làm đường tuần tra biên giới.
1. Trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo theo mức 0,3 đối với người hưởng lương tính trên nền lương tối thiểu, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tính trên phụ cấp quân hàm binh nhì;
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong bộ đội biên phòng đang công tác ở các xã vùng cao biên giới, đảo xa và đã có thời gian công tác liên tục ở các vùng đó từ 5 năm trở lên, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo theo 3 mức: 0,2; 0,3; 0,4 so với lương tối thiểu:
a) Từ 5 năm đến dưới 10 năm hưởng mức 0,2.
b) Từ 10 năm đến dưới 15 năm hưởng mức 0,3.
c) Từ 15 năm trở lên hưởng mức 0,4.
Điều 13. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo ở những nơi đặc biệt khó khăn, gian khổ nếu bị hy sinh thì được xét xác nhận là liệt sĩ; bị thương mất sức lao động từ 21% trở lên thì được xét xác nhận là thương binh; nếu bị bệnh mất sức lao động từ 61% trở lên thì được xét xác nhận là bệnh binh theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
Bộ Quốc phòng căn cứ tính chất, nhiệm vụ của từng tuyến biên giới, hải đảo thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định địa bàn đặc biệt khó khăn gian khổ của Bộ đội biên phòng để thực hiện chính sách liệt sĩ, thương binh, bệnh binh theo quy định tại Điều này.
Điều 14. Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước cùng với Bộ Quốc phòng nghiên cứu trình Chính phủ về chế độ, hình thức khen thưởng đối với cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng hoạt động bảo vệ biên giới, hải đảo lâu năm.
Điều 15. Hàng năm Bộ đội biên phòng được ưu tiên tuyển một số thiếu niên thuộc các dân tộc ít người và người ở nơi khác đến định cư ở khu vực biên giới, hải đảo để tạo nguồn phục vụ lâu dài trong Bộ đội biên phòng.
Giao cho Bộ Quốc phòng nghiên cứu tổ chức trường Thiếu sinh quân cho Bộ đội biên phòng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên.
Điều 16. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng chuyển gia đình đến định cư ở vùng cao, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến giao đất và được hưởng các chế độ trợ cấp như hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc di dân ra đảo; được chính quyền địa phương nơi đó quản lý, giúp đỡ việc làm, tạo điều kiện cho gia đình sớm ổn định đời sống.
Điều 17. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 18. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng các Bộ liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 19. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HƯNG YÊN
(Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên)
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Thông tư liên Bộ số: 1012/TT-LB ngày 25/12/1996 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý Nhà nước ngành Xây dựng ở địa phương.
- Theo đề nghị của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
Điều 1: Vị trí, chức năng của Sở Xây dựng:
Sở Công nghiệp tỉnh Hưng Yên là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh có chức năng giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Sở chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng, Sở có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động.
Điều 2: Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1- Thực hiện pháp luật về xây dựng
2- Quản lý kiến trúc, quy hoạch phát triển đô thị, cụm dân cư nông thôn.
4- Quản lý nhà ở, công thự, trụ sở làm việc
5- Quản lý công trình công cộng đô thị, cụm dân cư nông thôn.
(Chi tiết được quy định trong Thông tư liên Bộ số 1012/TT-LB ngày 25/12/1996 của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND địa phương quản lý Nhà nước về ngành xây dựng).
Điều 3: Tổ chức bộ máy của Sở Công nghiệp:
d. Phòng tổ chức hành chính tổng hợp
Điều 4: Giao cho ông Giám đốc Sở Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của các phòng, quy chế hoạt động, mối quan hệ công tác và lề lối làm việc của Sở.
Điều 5: Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Tài chính Vật giá, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Về việc thành lập Ban chỉ đạo tỉnh Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn giai đoạn 2010 - 2020;
Thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 24/10/2008 của Tỉnh uỷ và Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 105/TTr-NN ngày 17/8/2010,
Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo tỉnh Hưng Yên về xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là Ban chỉ đạo) giai đoạn 2010 - 2020, gồm các ông (bà) có tên sau đây:
Ông Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Ông Đặng Minh Ngọc, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh - Thường trực;
- Ông Nguyễn Văn Phóng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Ông Trần Huy Ngạn, Giám đốc Công an tỉnh;
- Ông Lê Thanh Ngọc, Giám đốc Sở Tài chính;
- Ông Đặng Ngọc Quỳnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Bà Đỗ Thị Phượng, Giám đốc Sở Nội vụ;
- Ông Bùi Văn Đống, Giám đốc Sở Xây dựng;
- Ông Phạm Anh Quân, Giám đốc Sở Giao thông vận tải;
- Ông Nguyễn Hải Triều, Giám đốc Sở Công Thương;
- Ông Nguyễn Duy Hy, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Ông Đoàn Văn Hoà, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Ông Đào Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Ông Nguyễn Hoàng Hoà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;
- Ông Hoàng Văn Bào, Giám đốc Sở Y tế;
- Ông Nguyễn Văn Quê, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh;
- Ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mời tham gia Uỷ viên Ban chỉ đạo:
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh;
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh;
Điều 2. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ
1. Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình nông thôn mới của tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Chỉ đạo các sở, ngành xây dựng và hướng dẫn cơ chế, chính sách có liên quan về xây dựng nông thôn mới.
3. Chỉ đạo các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng đề án triển khai thực hiện nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới.
4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên.
5. Kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá Chương trình, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Các thành viên Ban chỉ đạo được trưng dụng cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn của cơ quan mình để giúp việc khi thực hiện nhiệm vụ.
Trưởng ban, Phó trưởng ban chỉ đạo sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo.
Điều 3. - Trưởng ban chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban chỉ đạo.
- Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo quyết định thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, có nhiệm vụ trong việc chuẩn bị nội dung và các điều kiện phục vụ hoạt động của Ban chỉ đạo.
Điều 4. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.