??Hiện các bạn sinh viên đang thực hiện giai đoạn 2 tại các doanh nghiệp. Và chúng tôi luôn theo sát các bạn để có thể hỗ trợ một cách nhanh nhất.
??Hiện các bạn sinh viên đang thực hiện giai đoạn 2 tại các doanh nghiệp. Và chúng tôi luôn theo sát các bạn để có thể hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây: Năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay từ các ngân hàng là 49,4%; năm 2018 và 2019, lần lượt là 45% và 43%; năm 2020, dù trong bối cảnh dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, vẫn có 42,9% doanh nghiệp đang có khoản vay từ các ngân hàng; tuy nhiên, năm 2021 chỉ còn 35,4% doanh nghiệp; và năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp đang có khoản vay ngân hàng đã giảm đáng kể xuống con số 17,8%.
Trong năm 2022, một trong những chương trình hỗ trợ tín dụng quan trọng cho doanh nghiệp là gói hỗ trợ lãi suất 2% triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại, nhằm giúp các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, 29,5% doanh nghiệp có biết tới chương trình này, song chỉ khoảng 2% doanh nghiệp cho biết đã nhận được khoản vay và có tới 56,7% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay.
Khó khăn lớn thứ hai của doanh nghiệp là việc tìm kiếm khách hàng, với tỷ lệ lựa chọn là 55,1%. Nếu năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp có khách hàng chính là doanh nghiệp FDI và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam lần lượt ở mức 17,2% và 9,6%, thì đến năm 2022, những con số này chỉ lần lượt ở mức 7,4% và 3,7%.
Các doanh nghiệp cũng phản ánh khó khăn liên quan tới việc thực hiện các thủ tục hành chính về thuế/phí (35%), đất đai/giải phóng mặt bằng (29%), bảo hiểm xã hội (20%), phòng cháy và xây dựng (13%). Có tới 71,7% doanh nghiệp đồng ý với nhận định “tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến”, cao đáng kể so với con số 57,4% của năm 2021.
Hơn nữa, môi trường pháp lý vẫn còn thiếu tính ổn định và khả năng tiên liệu dẫn đến rủi ro gia tăng cho các doanh nghiệp. Cụ thể, trong năm vừa qua, tỷ lệ doanh nghiệp không bao giờ hoặc hiếm khi dự đoán được sự thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương lên tới 70,8%, trước đó năm 2021 và 2020 lần lượt là 68,8% và 67,4%. Việc chính quyền địa phương thực thi chính sách, pháp luật của Trung ương cũng đang là vấn đề lớn với nhiều doanh nghiệp.
Để hỗ trợ phát triển đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh mới, VCCI cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện môi trường, thể chế đầu tư. Trọng tâm là hệ thống chính sách, pháp luật tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng bảo vệ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn chân chính, đổi mới sáng tạo...
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 42-2023 phát hành ngày 16-10-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Nhìn lại đầu những năm 1990, sau khi Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành, cả nước chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp tư nhân. Trong 10 năm tiếp theo, số doanh nghiệp tăng gần 56 lần, lên 279.360 doanh nghiệp (năm 2010).
Tính đến thời điểm 31/12/2022, số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế là 895.876 doanh nghiệp, tăng hơn 3 lần (tương ứng với hơn 600 nghìn doanh nghiệp) sau 12 năm, bình quân tăng gần 10,20%/năm. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đến hết năm 2021 là 718.697 doanh nghiệp, tăng hơn 2,5 lần (tương ứng với hơn 430 nghìn doanh nghiệp) so với năm 2010, bình quân tăng 8,97%/năm.
Tính lũy kế đến nay, cả nước đã có 1.881.891 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Trong đó, tính riêng giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 6/2023 (gần 13 năm) đã có 1.376.534 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm gần 73,15% tổng số doanh nghiệp thành lập từ trước đến nay.
Báo cáo cũng cho thấy, giai đoạn 2011-2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hàng năm tăng gần 1,92 lần, từ 77.548 doanh nghiệp lên 148.533 doanh nghiệp, bình quân tăng 6,09%/năm (thấp hơn so với mức tăng 18,20%/năm ở giai đoạn 2001-2010), mỗi năm có khoảng 108.388 doanh nghiệp được thành lập.
Cùng với sự tăng lên về số doanh nghiệp, số việc làm được tạo ra, vốn và doanh thu thuần trong các doanh nghiệp hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh cũng tăng lên theo thời gian. Cụ thể, đến hết năm 2021, các doanh nghiệp đã tạo ra việc làm cho gần 14,8 triệu lao động, tăng gần 1,52 lần so với năm 2010, tương ứng tăng hơn 5 triệu việc làm, bình quân tăng 3,87%/năm.
Bên cạnh sự lớn mạnh của doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân cũng không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Việt Nam đã có một số doanh nhân lọt vào Top “tỷ phú USD” toàn cầu. Tới nay, Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia. Một số thương hiệu quốc gia đã gây được tiếng vang và khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực và thế giới, như Viettel, Vinamilk, VinFast, Thaco, TH True Milk, Phở Thìn, gạo ST25...
Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã đóng góp khoảng 60% GDP, đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách nhà nước. Năm 2021, đóng góp của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI chiếm gần 24,30% tổng thu trong nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 10,45% và doanh nghiệp FDI chiếm 13,85% tổng thu trong nước.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2022, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp phải là tiếp cận tín dụng. Cụ thể, trong năm 2022 có khoảng 55,6% doanh nghiệp phản ánh khó tiếp cận tín dụng, tăng liên tục từ con số 34,8% của năm 2019, 40,7% của năm 2020 và 46,9% của năm 2021.