TPO - Tăng Duy Tân kể thời sinh viên anh nhiều lần bị bạn gái "đá" vì nghèo. Các mối tình của anh vì thế không kéo dài.
TPO - Tăng Duy Tân kể thời sinh viên anh nhiều lần bị bạn gái "đá" vì nghèo. Các mối tình của anh vì thế không kéo dài.
- Một cô gái như thế nào sẽ chinh phục được anh?
- Tôi sẽ yêu một người mà trái tim tôi mách bảo. Yêu một người thuần túy là cảm xúc nhưng để đi đến lâu dài, chẳng hạn kết hôn thì đương nhiên còn cần lý trí nữa.
Tuy nhiên, lấy ai hay như thế nào thì đó là chuyện của tương lai nên hiện tại tôi cũng chưa tính tới việc đó.
- Hình ảnh chàng trai trong các bài hát do anh sáng tác thường thất tình và rất bi lụy. Điều đó có gì tương đồng với anh ở ngoài đời không?
- Ở ngoài, riêng khoản bị người yêu đá, tôi kinh nghiệm đầy mình. Suốt mấy năm trước, tôi nghèo, đi xe yên thủng, không có đồng nào trong người. Thời ấy, các mối tình của tôi thường không kéo dài. Tôi cũng có nhiều mối tình đơn phương nhưng không dám tỏ tình vì sợ bị từ chối.
Tăng Duy Tân cho biết hiện tại anh dành thời gian cho âm nhạc thay vì hẹn hò.
- Sau khi nổi tiếng, có nhiều người tiếp cận hay tỏ tình với anh không?
- Không bởi vì tôi và mọi người cũng không có nhiều cơ hội tiếp cận. Tôi khóa Facebook rồi và cũng bận rộn cho các hoạt động âm nhạc nữa. Bây giờ, tôi tập trung yêu âm nhạc. Tôi để thời gian rảnh cho bản thân, bạn bè và gia đình của tôi. May mắn gia đình cũng không hối thúc vấn đề này và tôi cũng chưa bao giờ thấy cô đơn.
- Thời chưa nổi tiếng, anh từng bị nói “đi hát mà không mua nổi cái áo mới” khi về quê ăn Tết. Hiện giờ, mọi người ở quê đối xử với anh như thế nào?
- Tôi chỉ vui khi được trở về nhà chứ từ lâu tôi đã không quan tâm mọi người xung quanh nghĩ gì về mình nữa rồi. Tôi không còn xấu hổ vì những bình luận trước đây nữa vì tôi thấy đơn thuần mọi người chưa hiểu mình làm gì mà thôi.
Thời đó, điều tôi lo lắng nhất là sợ bố mẹ buồn. Làm nghề này khó tránh khỏi việc bị nói ra nói vào. Tuy nhiên, bây giờ tôi đã đạt được những cột mốc trong sự nghiệp nên không cần lo lắng về vấn đề đó nữa.
Hiện tại, vào những lúc thảnh thơi, yên tĩnh nhất, không có cuộc gặp nào cần gặp, không có vấn đề gì vướng mắc, cần giải quyết, tôi sẽ để não mình nghỉ ngơi mà không suy nghĩ về bất cứ điều gì hết.
TPO - Sau khi xảy ra xô xát với bạn cùng lớp, cháu L. bị nhiều vết xước lớn ở vùng mặt, tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề, có biểu hiện trầm cảm, nghỉ học gần 2 tháng nay.
Theo đơn thư của chị Nguyễn Thị Ngọc An gửi báo Tiền Phong, con gái chị là cháu Nguyễn Ngọc Phương L., hiện đang học lớp 5A3 Trường Tiểu học Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) đã bị một bạn học cùng lớp bắt nạt, đánh gây thương tích.
Cụ thể, ngày 28/8/2024, khi đang tham gia tiết học thể dục tại phòng học Aerobic của Trường Tiểu học Vĩnh Hưng, cháu L. đã xảy ra xô xát với cháu S. là học sinh cùng lớp. Khi đó, trong lớp có 3 giáo viên (1 giáo viên giảng dạy trên bục giảng và 2 giáo viên giám sát trật tự lớp).
Hậu quả, cháu L. bị nhiều vết thương gây chảy máu ở vùng mặt. Đặc biệt, cháu L. bị mắc thêm nhiều chứng bệnh về tâm lý sau khi bị đánh như, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm nhẹ (tiệm cận mức nặng)...
Chị An, mẹ cháu L. cho rằng, các giáo viên phụ trách lớp đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý lớp học. “Khi đó lớp học có tới 3 giáo viên mà vẫn không can thiệp kịp thời, để con tôi bị các bạn đánh đập. Sau đó, các giáo viên cũng để con đi vào nhà vệ sinh rửa mặt một mình, không giúp con sơ cứu vết thương hay đưa con xuống phòng y tế. Suốt buổi chiều hôm đó, cũng không có một giáo viên nào (kể cả giáo viên chủ nhiệm) gọi điện hay nhắn tin thông báo cho tôi về việc con bị đánh. Sau khi bà ngoại đưa cháu về nhà, tôi mới gọi cho cô giáo chủ nhiệm vì phát hiện trên mặt cháu có nhiều vết thương. Khoảng 7 giờ tối hôm đó, cô giáo mới nghe điện thoại của tôi sau 3 - 4 cuộc gọi nhỡ”, chị An bức xúc.
Hiện, cháu L. vẫn chưa thể đi học trở lại do những sang chấn về tâm lý, đã nghỉ học hơn 6 tuần.
Các vết xước lớn ở mặt của cháu L. sau khi bị bạn đánh.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Nga, Hiệu phó Trường Tiểu học Vĩnh Hưng cho biết, sự việc xô xát dẫn đến việc cháu L. bị thương tích ngày 28/8 là có xảy ra. “Nhưng các giáo viên đã làm tròn trách nhiệm của mình bằng cách phát hiện, can thiệp và ngăn chặn kịp thời sự xô xát giữa cháu L. và các bạn. Sau đó, giáo viên bảo cháu tự đi rửa mặt và cử một bạn trong lớp đưa cháu lên phòng y tế”, bà Nga nói.
Dù khẳng định các giáo viên đã làm tròn trách nhiệm, bà Nga lại thông tin rằng nhà trường vẫn kỷ luật 3 giáo viên sau sự việc trên bao gồm 2 giáo viên quản lý tiết học thể dục hôm 28/8 và cô Phạm Thị Ánh là giáo viên chủ nhiệm lớp 5A3. Trong đó, cô Ánh sẽ không tiếp tục làm giáo viên chủ nhiệm lớp 5A3 nữa.
"Tối 28/8 và 29/8, các giáo viên của trường và phụ huynh của học sinh đã đánh cháu L. có bày tỏ mong muốn được gặp, thăm hỏi cháu L., nhưng chị An từ chối", bà Nga cho biết thêm.
Về phía gia đình cháu L., chị An không đồng ý với quan điểm của bà Nga.
“Nếu giáo viên can thiệp kịp thời thì con gái tôi đã không bị bạn đánh tới mức như thế. Không chỉ vậy, giáo viên còn bảo cháu tự đi rửa mặt khi khuôn mặt đang có nhiều vết thương hở và chảy nhiều máu. Sau đó, tôi còn phải chủ động gọi cho cô giáo chủ nhiệm rất nhiều cuộc thì mới nhận được phản hồi”, chị An nói.
Chị An cũng cho biết thêm, đây không phải lần đầu tiên cháu L. bị các bạn đánh, mà việc này đã lặp lại nhiều lần, có dấu hiệu bạo lực học đường. Còn phía Trường Tiểu học Vĩnh Hưng phủ nhận điều này.
Hiện tại, sự việc đang được Công an phường Vĩnh Hưng tiếp tục điều tra, xác minh.
Sự việc được xác định diễn ra vào 14h30 ngày 28/8 tại Nhà thể chất của Trường Tiểu học Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Cụ thể, trong giờ tập Aerobic, em N.N.P.L (học sinh lớp 5A3) mâu thuẫn và bị bạn trai cùng lớp là S. đánh gây xây xước ở vùng mặt.
Sau khi xảy ra xô xát với bạn cùng lớp, em P.L. bị nhiều vết xước lớn ở vùng mặt, tâm lý bị ảnh hưởng và nghỉ học gần 2 tháng nay.
Sau sự việc, bà N.T.N.A (mẹ của học sinh P.L) đã có đơn trình báo vụ việc tới Công an phường Vĩnh Hưng đề nghị được làm rõ sự việc.
Trao đổi với VietNamNet, bà Bùi Thị Thanh Hằng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Hưng xác nhận sự việc xô xát diễn ra trong thời gian nghỉ chuyển tiết 1 và 2 tiết Thể dục chiều ngày 28/8.
Bà Hằng cho hay, ngày 6/9, nhà trường có nhận được đơn đề nghị của bà N.T.N.A (mẹ của em NN.N.P.L) lớp 5A3.
Sau khi nhận đơn, nhà trường đã triển khai các bước để trả lời đơn đề nghị của phụ huynh. Chiều 17/9, nhà trường tổ chức buổi làm việc với các thành phần để trả lời phụ huynh em N.N.P.L (cả bố và mẹ em có tham dự). Tại buổi làm việc, phó hiệu trưởng nhà trường đã trả lời lần lượt 10 nội dung của đơn đề nghị nêu.
Cùng đó, ban giám hiệu và giáo viên có liên quan đã gửi lời xin lỗi tới phụ huynh em P.L.
Tuy nhiên, kết thúc cuộc họp, bà N.T.N.A không đồng ý với toàn bộ nội dung nhà trường trả lời ở trên và không ký vào biên bản làm việc.
Bà Hằng cho hay, căn cứ vào các báo cáo của giáo viên liên quan, các video ghi lại sự việc và các buổi làm việc của các thành phần trong nhà trường để giải quyết sự việc, 2 giáo viên được phân công quản lý tiết dạy đã xử lý để 2 học sinh dừng việc xô xát và đồng thời nhờ em Bảo Anh, học sinh cùng lớp, đưa em P.L về phòng y tế.
Vào phòng y tế, em P.L được nhân viên y tế xử lý vết thương.
Theo bà Hằng, cô Phạm Thị Ánh, giáo viên quản lý lớp 5A3 cũng đã giải quyết sự việc trên lớp của 2 học sinh.
Cụ thể, khi em P.L vào lớp, cô Ánh thấy em P.L có vết xước ở trên mặt nên đã gọi hai em (P.L và S.) lên để tường thuật lại sự việc. Sau đó giáo viên có hỏi lại những em chứng kiến sự việc để được xác nhận sự thật. Ngay khi đã nắm được hết các thông tin, cô Ánh đã giải quyết mâu thuẫn giữa 2 em bằng cách nhắc nhở học sinh cả lớp không được gây gổ, đánh nhau trong lớp gây mất đoàn kết.
Cùng đó cô động viên trực tiếp tới P.L để em bình tĩnh tham gia tiết học cùng các bạn. Cuối giờ học, cô Ánh dặn em P.L và S. ở lại để tiếp tục trao đổi, phân tích và nhắc nhở. Sau đó 2 em đã làm hoà và hứa lần sau không gây gổ nữa. Tuy nhiên, cô Ánh đã chưa kịp thời liên lạc với gia đình học sinh và báo cáo sự việc với ban giám hiệu.
Cũng theo bà Hằng, tối cùng ngày, cô Ánh cùng với bố mẹ học sinh S. đã đến nhà để thăm và động viên em P.L nhưng phụ huynh em không cho gặp với lý do “bận, mong cô thông cảm”.
Sáng 29/8, cô Ánh vẫn thường xuyên giữ liên lạc để hỏi thăm. Tối ngày 29/9, cô Ánh cùng với mẹ em S. đã tới khoa Cấp cứu Ngoại, Bệnh viện Thanh Nhàn để thăm, động viên P.L. Khoảng 22h05 cùng ngày, cô giáo và phụ huynh từ bệnh viện về nhà.
Sau khi được cô giáo chủ nhiệm lớp báo cáo, đại diện Ban giám hiệu trường đã liên hệ với phụ huynh để đến thăm và động viên học sinh. Tuy nhiên, theo vị hiệu trưởng, sau nhiều lần liên hệ, phía gia đình vẫn từ chối không cho ban giám hiệu cùng các thầy cô đến thăm P.L.
Chiều ngày 4/9, Ban giám hiệu cùng 3 giáo viên quản lý tiết Thể dục đã đến nhà để thăm học sinh và gặp mẹ em để thăm hỏi, động viên và có lời xin lỗi gia đình và học sinh.
Bà Hằng cho hay, nhà trường đã phối hợp cùng Công an phường Vĩnh Hưng để giải quyết sự việc này từ ngày 3/9.
Cũng theo bà Hằng, sau sự việc, vị phụ huynh đã 3 lần viết đơn cho con nghỉ học.
Về phía nhà trường, bà Hằng cho biết, 3 giáo viên liên quan vụ việc đã bị kỷ luật từ ngày 4/9.
Cụ thể, mức kỷ luật nhà trường đưa ra cho 3 giáo viên này là kiểm điểm trước Hội đồng giáo dục; cho thôi không làm công tác chủ nhiệm lớp 5A3; hạ loại thi đua năm 2024.
Liên quan đến nhóm trẻ mầm non 5 tuổi ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) được phát hiện bầm tím khắp cơ thể, một cháu bé vẫn phải điều trị ở bệnh viện do bị đánh nhiều ở vùng đầu và mặt.
Nhiều trẻ trong lớp mầm non 5 tuổi ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) được phát hiện bị bầm tím khắp cơ thể.
Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh
Tầng sinh môn sau khi sinh sẽ bị thương tổn nhiều, đặc biệt là khi bị rách độ 3 hoặc độ 4. Chính vì vậy quá trình chăm sóc tầng sinh môn của sản phụ cần được quan tâm chú ý nhằm hạn chế tối đa biến chứng nặng xuất hiện.
Biện pháp giảm đau tầng sinh môn:
- Luôn đảm bảo tầng sinh môn sạch sẽ, không nhiễm khuẩn.
- Trong 12 giờ đầu tiên sau sinh, thực hiện chườm đá tại vùng đáy chậu có thể giảm thiểu cơn đau nhức, giảm sưng tấy.
- Sử dụng một số loại bình xịt giảm đau tầng sinh môn chuyên dụng (ví dụ như New Mama Bottom Spray). Hiệu quả giảm đau nhau chóng, dễ sử dụng và khá an toàn.
- Hạn chế tư thế đứng và ngồi liên tục để giảm áp lực lên vùng tầng sinh môn (tư thế đứng hoặc ngồi đều có thể làm căng tầng sinh môn), ngay cả khi cho em bé bú người mẹ cũng nên thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi thành tư thế nằm cho con bú.
- Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành.
Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành
- Hạn chế cử động hai chân, nâng đỡ vật nặng hoặc ngồi dậy nhanh, mục đích làm giảm căng thẳng cho vùng đáy chậu.
Cách vệ sinh sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng tầng sinh môn:
- Vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng sau sinh. Bác sĩ khuyến cáo sản phụ nên tắm ít nhất 1 lần/ngày và vệ sinh sạch sẽ vùng đáy chậu khoảng 3,4 lần/ngày. Có thể kết hợp bình xịt giảm đau tầng sinh môn sau khi vệ sinh.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ vết thương luôn sạch sẽ (khoảng 4 - 6 tiếng thay 1 lần).
- Sau khi tiểu - đại tiện cần phải rửa sạch sẽ và lau khô, không được giữ vùng đáy chậu bị ẩm ướt nguy cơ sản sinh vi khuẩn gây bệnh. Làm khô vùng đáy chậu sau vệ sinh là cần thiết nhưng chỉ nên sử dụng khăn mềm thấm hoặc giấy, không nên dùng máy sấy tóc để sấy (đặc biệt là chế độ nóng) vì vết thương có thể lâu lành hơn và nguy cơ bị bỏng vùng sinh dục.
- Một số loại thuốc kháng sinh ngừa viêm, nhiễm trùng có thể được bác sĩ chỉ định dùng.
Lưu ý khi đại - tiểu tiện sau khi bị rách tầng sinh môn
Tình trạng rách tầng sinh môn khi sinh có thể gây ra nhiều tổn thương tới các lớp mô cơ, da vùng đáy chậu bảo gồm cả bên trong đường âm đạo và ống trực tràng. Sau sinh sản phụ sẽ được xử lý vết thương cẩn thận, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vết thương và khâu vá lại giúp tầng sinh môn mau chóng lành lại. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhiễm có thể được sử dụng, tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vấn đề đại -tiểu tiện sau sinh).
- Trong vài ngày đầu sau sinh, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống hạn chế chất xơ nhằm giảm bớt căng thẳng đến trực tràng trong mỗi lần đại tiện. Sản phụ nên hạn chế chất xơ ít nhất 2 ngày sau khi sinh, bắt đầu từ ngày thứ 3 có điều chỉnh chế độ ăn uống bình thường trở lại.
- Một số trường hợp bệnh nhân sau sinh không đi vệ sinh trong 48 giờ, người bệnh cần liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để kiểm tra tình trạng hoạt động của trực tràng.
- Trong giai đoạn vết thương rách tầng sinh môn chưa lành lại hoàn toàn, sản phụ cần chú ý các cử chỉ hành động hạn chế gây áp lực đến vùng đáy chậu. Ví dụ như biện pháp dùng tay đỡ vùng đáy chậu giảm áp lực khi cười rung, ho, hắt hơi, đi đại tiện,...
- Nhiều trường hợp sản phụ sau khi sinh bị táo bón, trong khi đó trực tràng rất dễ bị tổn thương vì rách tầng sinh môn, vì vậy người bệnh có thể sử dụng một số chất làm mềm phân để hạn chế áp lực lên ống trực tràng khi đại tiện.
Một số lưu ý khác cần chú ý sau khi bị rách tầng sinh môn
- Không nên quan hệ tình dục sau khi sinh trong khoảng thời gian ít nhất 6 tuần, trong trường hợp rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ 4 có thể phải kiêng cữ lâu hơn (khoảng 3 tháng). Đảm bảo vết thương đã lành lại hoàn toàn, nếu có dấu hiệu bị đau nhức khó chịu khi quan hệ tình dục cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để tư vấn kiểm tra.
- Sản phụ có thể tắm rửa hàng ngày nhưng không nên ngâm mình hoặc bơi lội khi vết thương chưa lành, nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Chế độ ăn uống hạn chế chất xơ vài ngày đầu sau sinh, sau đó cần bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tươi để chất lượng phân tốt.
- Sản phụ nên vận động sau khi sinh nhằm giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau, giảm sưng tấy. Bài tập Kegel nhẹ nhàng và một số bài tập trị liệu khác có thể hỗ trợ giảm đau tầng sinh môn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị rách tầng sinh môn không được tập các bài tập có ảnh hưởng đến vùng đáy chậu trong khoảng 6 tuần đầu tiên sau sinh.