Lương Biên Phiên Dịch Tiếng Hàn

Lương Biên Phiên Dịch Tiếng Hàn

để xem thông tin liên lạc/mời ứng viên ứng tuyển. Hoặc

để xem thông tin liên lạc/mời ứng viên ứng tuyển. Hoặc

Muốn trở thành biên phiên dịch tiếng Hàn cần có bằng cấp và kỹ năng gì?

Để trở thành phiên dịch tiếng Hàn, đầu tiên bạn cần thi đỗ chứng chỉ TOPIK đạt cấp độ 5 hoặc 6. TOPIK (viết tắt của Test of Proficiency in Korean – 한국어능력시험) là kỳ thi năng lực tiếng Hàn chính thức hiện nay, do Viện Giáo dục Quốc tế Quốc gia Hàn Quốc tổ chức. TOPIK gồm hai bài thi là TOPIK I chia làm hai cấp độ là TOPIK 1 – TOPIK 2; và TOPIK II chia làm 4 cấp độ 3-4-5-6. TOPIK 5-6 là trình độ cao cấp.

Tiếp theo, bạn nên thi thêm chứng chỉ biên phiên dịch ITT (Interpretation and Transalation Test) – chứng chỉ được công nhận tư cách phiên dịch viên tiếng Hàn chuyên nghiệp DUY NHẤT, được chấp nhận tại Hàn Quốc và toàn cầu. ITT được công nhận bởi Bộ Tư pháp Hàn Quốc, bộ 3 SKY (Seoul Nation University, Korea University và Yonsei University – 3 trường Đại học hàng đầu Hàn Quốc), các tập đoàn lớn của Hàn Quốc (Samsung, Hyundai, LG, CJ, LOTTE, Daewoo,…). ITT gồm hai loại là Professional và Business.

Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.

Trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp cần những kỹ năng gì?

Biên dịch và phiên dịch khác nhau như thế nào?

Làm thế nào để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp?

Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?

Biên phiên dịch tiếng Hàn là làm những gì?

Biên phiên dịch tiếng Hàn Quốc gồm 2 mảng công việc: biên dịch và phiên dịch. Thông thường yêu cầu công việc các vị trí biên phiên dịch tiếng Hàn tại các doanh nghiệp sẽ bao gồm cả 2 mảng biên dịch, phiên dịch. Cụ thể:

Nếu chọn phát triển chuyên về 1 mảng, bạn sẽ trở thành một người dịch thuật chuyên nghiệp và có thể ứng tuyển vào các công ty dịch thuật, nhà xuất bản sách, văn phòng công chứng,… Đặc biệt, với định hướng phiên dịch viên chuyên nghiệp, bạn có thể trở thành một người dịch cabin – loại hình dịch cao cấp chỉ dành cho những sự kiện, hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp.

Kỹ năng, tính cách quan trọng cần có ở một biên phiên dịch tiếng Hàn

Từ danh sách nhiệm vụ kể trên, sau đây là những kỹ năng quan trọng luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao ở một biên phiên dịch tiếng Hàn

Đây chắc chắn là kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất với một người làm công tác biên phiên dịch tiếng Hàn. Vì vậy, ứng viên không chỉ phải nỗ lực học tập, trau dồi chuyên sâu ngoại ngữ tiếng Hàn. Ứng viên có thể:

Tốt nghiệp từ trường đào tạo chuyên ngành Hàn Quốc học

Sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Hàn từ các trung tâm

Du học/hợp tác lao động từ Hàn trở về

Nhà tuyển dụng quan trọng thực lực của ứng viên hơn bằng cấp họ sở hữu. >>>> Xem thêm: Phỏng vấn phiên dịch tiếng Hàn sao cho hiệu quả?

Những nhiệm vụ biên phiên dịch tiếng Hàn sẽ đảm nhận

Những kỹ năng trang bị đều nhằm hỗ trợ hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, vì vậy, nắm rõ danh sách những nhiệm vụ mà một biên phiên dịch tiếng Hàn đảm nhận là bước chuẩn bị đầu tiên:

Phiên dịch giao tiếp cho quản lý người Hàn / người Việt trong các buổi họp, ký kết với đối tác trong nước hoặc đối tác người Hàn.

Hỗ trợ nhân viên người Hàn trong các giao tiếp hằng ngày.

Hỗ trợ các phòng ban khi giao tiếp với khách hàng Hàn Quốc

Phiên dịch trong các cuộc họp nội bộ có sự tham gia của quản lý hoặc đồng nghiệp người Hàn Quốc

Dịch các báo cáo của các phòng ban chuyên trách theo sự phân công.

Biên dịch văn bản, thư tín, email tiếng Hàn được gửi đến công ty

Nhìn chung, công việc và trách nhiệm của người làm biên phiên dịch tiếng Hàn xoay quanh việc chuyển đổi ngôn từ giữa tiếng Hàn và tiếng Việt. Xem thêm: Nâng cao khả năng dịch tiếng Hàn bằng cách nào?

- Mức lương của phiên dịch tiếng Hàn

Phiên dịch tiếng Hàn có nhiều lĩnh vực như: công nghệ thông tin, kinh doanh, marketing, sản xuất, xây dựng, bán lẻ,....Và mức lương của biên phiên dịch tiếng Hàn cũng dao động phụ thuộc nhiều yếu tố như: lĩnh vực, kinh nghiệm, kỹ năng, bằng cấp.... Theo đánh giá của HRchannels, chúng tôi đã tuyển dụng hàng trăm vị trí phiên dịch tiếng Hàn cho các khách hàng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thì mặt bằng chung với các công ty trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, bán lẻ sẽ có mức lương cao hơn so với các lĩnh vực khác khoảng $200-$300 mỗi tháng. Phiên dịch viên tiếng Hàn tại Việt Nam được trả mức lương từ $600 - $1200 tương đương 12 triệu đồng - 30 triệu đồng mỗi tháng, đây là mức lương được đánh giá tương đối cao so với mặt bằng chung thị trường lao động Việt Nam. Mức lương trung bình khoảng 17tr500 nghìn đồng. Vị trí này thì mức lương được tính gộp, không có thêm các khoản hoa hồng hay OT như các vị trí khác, có một vài công ty tính thêm về lương trợ cấp hoặc phụ cấp khi có những dự án ngoài công ty.

Biên phiên dịch tiếng Hàn lương bao nhiêu?

Mức lương nghề phiên dịch tiếng Hàn dao động từ 15.000.000 đồng cho tới 25.000.000 đồng/tháng và có thể lên tới 40.000.000 – 50.000.000 đồng/tháng với những ứng viên có trình độ, có kinh nghiệm. Nếu chọn trở thành một người làm công việc dịch thuật tự do, bạn có thể tham khảo bảng giá dịch tiếng Hàn để xác định mức lương. Cụ thể, giá biên dịch dao động từ 400-600đ/chữ, còn giá phiên dịch sẽ từ ít nhất 4.000.000 đồng cho tới 12.000.000 đồng/buổi dịch tùy theo chuyên ngành và năng lực

Kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc

Khi học bạn có thể dành cả một ngày hoặc một tuần cho một bản dịch song ngữ Hàn – Việt nhưng một khi đã trở thành biên phiên dịch tiếng Hàn thực thụ, độ chính xác cùng tốc độ dịch phải được nâng cao.

Vì cùng một lúc, người biên phiên dịch sẽ phải tiếp quản nhiều công việc, ví dụ:

Phiên dịch trong cuộc họp hằng tuần

Biên dịch email hồi âm gửi đến đối tác Hàn

Dịch nội dung cuộc họp và thông báo đến nhân viên…

Công việc không ngừng vây quanh, vì vậy, ứng viên không có kỹ năng quản lý sắp xếp công việc sẽ không thể vượt qua kỳ thử việc tại doanh nghiệp.

Với một biên phiên dịch tiếng Hàn, kỹ năng lắng nghe cực kỳ quan trọng vì bạn là người trung gian kết nối giữa các bên, việc lắng nghe không chỉ nắm bắt từ mà cần chú trọng nắm bắt ý. Có như vậy, việc biên phiên dịch từ Hàn sang Việt hoặc ngược lại mới thể hiện đúng và đủ nội dung mà người nói muốn truyền đạt.

Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ khai thác năng lực lắng nghe của ứng viên khá khắt khe. Họ không bắt buộc ứng viên phải nghe rõ và đủ từng chữ, điều họ cần là ứng viên phải nắm bắt ý chính của câu nói nhanh và chuẩn xác. >>> Có thể bạn quan tâm: Top phần mềm dịch tiếng Hàn sang tiếng Việt bằng hình ảnh hiệu quả

Thành thạo cách đánh máy vi tính font chữ tiếng Hàn là một trong những kỹ năng cần thiết đối với ứng viên biên phiên dịch. Vì trong số nhiệm vụ đảm nhận, không ít lần bạn sẽ phải soạn thảo văn bản, công văn, email bằng tiếng Hàn.

Nếu bạn chỉ làm nhiệm vụ phiên dịch thì kỹ năng này có thể trau dồi sau nhưng nếu đã định hướng biên dịch tiếng Hàn thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ kiểm tra kỹ năng này.

Công việc biên phiên dịch sẽ  có những lúc buộc ứng viên phải đối mặt với những khó khăn :

Từ vựng tiếng Hàn chuyên ngành đặc thù

Cách thành văn trong văn phong Hàn Quốc hiện đại

Bố cục trình bày văn bản theo tiêu chuẩn Hàn Quốc và Việt Nam.

Lúc này, kỹ năng tự tra cứu thông tin sẽ trở thành vị cứu tinh tuyệt vời. Thông qua sách từ điển, từ điển online, diễn đàn tiếng Hàn chuyên ngành, trang web tự học tiếng Hàn… ứng viên sẽ nhanh chóng tìm thấy hướng giải quyết vấn đề.

Linh hoạt ngôn ngữ tiếng Việt

Sinh ra, sống và trưởng thành tại Việt Nam, bạn giao tiếp thuần thục tiếng Việt nhưng chưa chắc bạn là một người linh hoạt ngôn ngữ tiếng Việt.

Từ “linh hoạt” ở đây muốn nói đến khả năng chắt lọc từ tiếng Việt nhanh, chuẩn xác và thoát ý đối với câu nói tiếng Hàn mà bạn nhận được. Bởi lẽ, sự sắp xếp từ ngữ trong câu tiếng Hàn khác tiếng Việt, nếu dịch sát từng từ sẽ không thể nói lên trọn vẹn ý của một câu tiếng Hàn. Trong khi đó, nhiệm vụ biên phiên dịch tiếng Hàn coi trọng việc chuyển đổi ngôn ngữ, hàm ý trong từng lời nói, từng câu chữ..

Ứng viên biên phiên dịch tiếng Hàn có cơ hội việc làm ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nhưng để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, họ cần có kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Điều này đồng nghĩa, ứng viên biên phiên dịch tiếng Hàn khi tham gia phỏng vấn phải tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp, ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động, từ vựng tiếng Hàn chuyên ngành phù hợp…