Làm Nhà Nước Có Đóng Bhxh Không Vì Sao

Làm Nhà Nước Có Đóng Bhxh Không Vì Sao

Đi làm thêm thì có phải đóng BHXH không? Em làm thêm tại một siêu thị nhỏ, làm bán thời gian. Em làm khoảng tầm 3 đến 4 tháng tại đây ạ. Không biết trong thời gian này có phải đóng BHXH không ạ?

Đi làm thêm thì có phải đóng BHXH không? Em làm thêm tại một siêu thị nhỏ, làm bán thời gian. Em làm khoảng tầm 3 đến 4 tháng tại đây ạ. Không biết trong thời gian này có phải đóng BHXH không ạ?

NLĐ không muốn đóng BHXH thì công ty phải trả chi phí hỗ trợ đúng không?

NLĐ không muốn tham gia BHXH bắt buộc thì công ty phải trả chi phí hỗ trợ cho khoản tiền này đúng không? Bên mình mới ký hợp đồng lao động với nhân sự mới. Nhưng bạn không muốn tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì cơ quan, doanh nghiệp có phải trả phần chi phí hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cho người lao động không ạ?

Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, khi bạn nhân viên này đã ký hợp đồng lao động với phía công ty chị mà hợp đồng có thời hạn từ 01 trở lên thì đã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Bên cạnh đó, nếu công ty không thực hiện báo tăng, đóng BHXH cho người lao động thì có thể bị phạt tiền (Khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP):

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, công ty cần giải thích cho NLĐ hiểu thêm về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc.

Công ty trả tiền hiệu quả làm việc cho người lao động theo kết quả đạt được từ KPI (chỉ số đo lường hiệu suất công việc). Khoản này thanh toán vào hàng quý, vậy có được xem là khoản tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không? (Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh, quận Bình Thạnh, TPHCM)

Bà NGUYỄN THỊ THU, Phó Giám đốc BHXH TPHCM: Theo Thông tư số 47/2015 của Bộ LĐTB-XH thì các khoản không tính làm căn cứ đóng BHXH bao gồm: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động; các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Thực hiện theo quy định trên, tiền hiệu quả làm việc theo kết quả đạt được từ KPI cho cán bộ nhân viên, thanh toán vào mỗi quý, nếu không xác định được mức tiền cụ thể và không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thì không thuộc khoản phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Hiện nay mức lương đóng BHXH được thỏa thuận và ghi trên hợp đồng lao động, còn doanh nghiệp trả lương theo KPI xét trên hiệu quả công việc. Do đó, nếu hiệu quả không đạt thì lương sẽ thấp hơn mức đóng ghi trên hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đóng BHXH như thế nào? (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn - Cholimex)

Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định, một trong những nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng lao động là mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Căn cứ Điều 30 Thông tư 59/2015 về tiền lương tháng BHXH bắt buộc thì các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định 05/2015.

Như vậy, trong hợp đồng lao động phải nêu rõ mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Do đó, tiền hiệu quả làm việc theo kết quả đạt được từ KPI được ghi trong hợp đồng lao động là phụ cấp lương hoặc khoản bổ sung. Khoản tiền theo hiệu quả công việc này nếu không xác định được mức tiền cụ thể và không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thì không thuộc khoản phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Luật sư ĐẶNG ANH ĐỨC, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, trả lời: Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Bộ Luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ... Do đó, đối với khoản phụ cấp nhà ở mà người lao động nhận được sẽ không được tính vào tiền lương đóng BHXH.

Có được thỏa thuận với công ty không đóng BHXH không?

Người lao động đã ký HĐLĐ chính thức với công ty, công ty đã thực hiện báo tăng. Nhưng người lao động lại thỏa thuận công ty là không đóng BHXH. Như vậy có được không ạ?

Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như sau:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, theo quy định nêu trên khi ký hợp đồng lao động từ 01 trở lên thì đã thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động và người sử dụng lao động không có quyền thỏa thuận không tham gia BHXH trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành vi thỏa thuận với NSDLĐ không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.