khám phá vẻ đẹp Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
khám phá vẻ đẹp Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Con đường này vô cùng lung linh khiến cho ai khi đi qua cũng sẽ bị hút mắt với gam đỏ, vàng nổi bật. Con đường đèn lồng Hoàng Thành Thăng Long là một trong các điểm các bạn trẻ, các bạn học sinh chụp ảnh kỷ yếu rất nhiều.
Đến với Hoàng Thành Thăng Long một địa điểm bạn không thể bỏ lỡ chính là cột cờ Hà Nội. Đây được xem là chứng nhân lịch sử hào hùng của thủ đô trong thời kháng chiến chống Pháp.
Đến tham quan Cột cờ Hà Nội, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và đừng từ trên đỉnh cột cờ ngắm nhìn cảnh vật của bốn hướng xung quanh, chiêm ngưỡng công trình lịch sử đầy tự hào.
Trong thân của cột cờ có tới 39 lỗ thông hơi và chiếu sáng hình dẻ quạt. Ngoài ra, còn có một cầu thang xoắn 54 bậc bằng đá dẫn du khách lên đỉnh cột cờ.
Nhờ có thiết kế cân xứng mà nhiệt độ bên trong cột cờ lúc nào cũng mát mẻ dù Hà Nội có đang vào những ngày nóng nhất. Bên cạnh đó, kết cấu các cửa lên xuống của cột cờ cũng được bố trí hết sức khoa học để tránh tình trạng nước mưa chảy vào trong lòng tháp.
Ngoài ra, đây cũng là nơi lý tưởng để chụp ảnh Hoàng Thành Thăng Long. Cột cờ Hà Nội là một địa điểm check in để ghi dấu chân hành trình khám phá của cuộc đời nhất định không thể bỏ lỡ.
Cửa Bắc Hoàng Thành Thăng Long là cổng thành duy nhất còn sót lại của Hà Nội, nằm trên đường Phan Đình Phùng, đã trải qua lịch sử bi hùng với 2 trận đánh chiếm từ thực dân Pháp. Hiện nay Cửa Bắc trở thành điểm tham quan, di tích lịch sử không thể bỏ qua khi tới du lịch khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Đến đây bạn sẽ được thỏa sức khám phá những dấu tích chiến tranh còn sót lại để hiểu hơn về lịch sử dân tộc.
Di tích lịch sử gắn liền với biết bao sự kiện của dân tộc mà bài viết muốn giới thiệu đến bạn đó là điện Kính Thiên. Điện Kính Thiên Hoàng Thành Thăng Long là nơi vua Lê Thái Tổ thực hiện nghi lễ đăng quang ngôi vị hoàng đế vào năm 1428. Vào những triều đại khác, điện Kính Thiên được sử dụng làm nơi tiếp đón các sứ thần nước láng giềng. Và cũng như tổ chức các sự kiện quan trọng. Mãi cho đến năm 1816, dưới thời Gia Long, điện Kính Thiên đã được tu sửa lại. Và trở thành nơi nghỉ ngơi của các vị vua triều Nguyễn khi tuần du ra Bắc. Năm 1841, tên gọi điện Kính Thiên được vua Thiệu Trị đổi thành Long Thiên.
Tiếp đến vào thời kì chiến tranh chống thực dân Pháp vào năm 1886. Điện Long Thiên đã bị phá hủy để xây dựng khu chỉ huy pháo binh. Chính vì đã trải qua những thăng trầm và biến cố của lịch sử. Nên hiện tại, khi đến thăm điện Long Thiên, bạn chỉ có thể nhìn thấy bậc thềm và nền điện. Mặc dù vậy, điện Kính Thiên vẫn là một địa điểm hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.
Đại biểu quốc tế chúc mừng Đoàn Việt Nam. Ảnh: Minh Lý
Sau hơn 40 phút thảo luận và phản biện, vào lúc 20 giờ 27 phút ngày 31/7/2010 (tức 6 giờ 27 phút ngày 01/8/2010 giờ Việt Nam), tại Kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Braxin, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trở thành di sản thứ 900 trong Danh mục Di sản Thế giới.
Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước UNESCO 1972 về việc Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới, đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp này có đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Hà Nội, một số tỉnh có Di sản Thế giới và di sản đang đề cử là Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa. Sự kiện di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản Thế giới thứ 6 của Việt Nam đã khẳng định quyết tâm to lớn và những bước đi vững chắc của chúng ta trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị đối với di tích đặc biệt quan trọng này: - Từ tháng 12 năm 2002, sau khi Chính phủ cho phép triển khai việc khai quật khảo cổ học tại khu vực dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định cho phép Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khai quật di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Kể từ đó tới nay, 33.000m2 của di tích khảo cổ đã được tiến hành khai quật và đã phát hiện rất nhiều dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc gỗ có quy mô bề thế và nhiều loại hình di vật có giá trị, bao gồm vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ, đồ kim loại, đồ gỗ, di cốt động vật … có niên đại từ thế kỷ 7 - 9 đến thế kỷ 19, với hàng trăm kiểu mẫu khác nhau. - Năm 2006, thành phố Hà Nội đã thành lập Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - thành cổ Hà Nội, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được xếp hạng di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 16/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2007 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 12/8/2009 tại QĐ số 1271/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu thể hiện trong hồ sơ đề cử là: - Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa, tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài. Đó là những ảnh hưởng từ Văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Chămpa, Nhật Bản và nhiều nước phương Tây khác. - Những lớp địa tầng khảo cổ, các di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản này ghi dấu một trung tâm quyền lực chính trị của các triều đại cai trị trên đất nước Việt Nam trong suốt 13 thế kỷ. Sau khi thảo luận về Hồ sơ, về những đánh giá của cơ quan thẩm định (ICOMOS), các thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới đã biểu quyết chấp thuận ghi di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO với tư cách là Di sản Văn hóa Thế giới với số phiếu ủng hộ rất cao. Đại biểu của hầu hết các nước thành viên tham dự phiên họp đã đến chúc mừng phái đoàn Việt Nam. Bên cạnh việc biểu quyết thông qua việc công nhận di sản, Ủy ban Di sản Thế giới cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc quản lý di sản (bao gồm cả vùng bảo vệ và vùng đệm), chương trình nghiên cứu, khai quật khảo cổ mở rộng, đào tạo nguồn nhân lực, kế hoạch giám sát hoạt động du lịch ... Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới là một sự kiện có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với Việt Nam khi cả nước đang cùng nhau hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích minh chứng lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành biểu tượng văn hóa đặc biệt của Thủ đô. Đã một lần đến với thủ đô thì không thể bỏ qua khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
Thực tế, toàn bộ cụm di tích Hoàng Thành Thăng Long được bao bọc bởi bốn con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu, thuộc địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.