Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa là một trong những tuyến đường lớn và quan trọng ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, kéo dài từ Quận 1 qua Quận 3. Tên đường này gắn liền với sự kiện Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một cuộc khởi nghĩa chống Pháp mang ý nghĩa lịch sử quan trọng trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa là một trong những tuyến đường lớn và quan trọng ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, kéo dài từ Quận 1 qua Quận 3. Tên đường này gắn liền với sự kiện Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một cuộc khởi nghĩa chống Pháp mang ý nghĩa lịch sử quan trọng trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa trước đây:
Tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay:
Tên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa không chỉ ghi dấu một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước và khát vọng giành độc lập của nhân dân miền Nam.
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa là một đường thuộc Quận 1 đường có chiều dài khoảng 2km, lộ giới 20m lưu thông hai chiều kéo dài từ đường Võ Văn Kiệt đến Cầu Công Lý. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được giao cắt bởi một số đường như: đường Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thái Bình, Hàm Nghi, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Hàn Thuyên, Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Thời Nhiệm, Điện Biên Phủ, Tú Xương, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Lý Chính Thắng.
Đường này thuộc loại xưa nhất, lớn nhất và quan trọng nhất của vùng Sài Gòn nói riêng,, thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Đường này qua dinh Thống Nhất và dẫn tới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời Pháp thuộc mang tên đầu tiên là đường số 26. Từ ngày 1-2-1865, đặt tên đường Impératrice. Năm 1870, đổi tên là đường Mac Mahon, khi người Pháp trở lại chiếm Sài Gòn. Ngày 28-12-1945, họ cắt đoạn từ đường Lý Tự Trọng đến cầu Công Lý, đổi tên đường là Général De Gaulle. Đến năm 1952, tướng De Lattre de Tassigny chết trên chiến trường miền Bắc Việt Nam, được truy phong là Thống chế, ngày 15-1-1952, người Pháp đổi đoạn từ đường Lý Tự Trọng ra đến bến Chương Dương là đường Maréchal De Lattre de Tassigny. Từ ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai đường làm một và đặt tên đường Công Lý đoạn từ cầu Công Lý đến sân bay Tân Sơn Nhất gọi là Công Lý nối dài. Đến ngày 16-5-1955, chính quyền Sài Gòn hồi đó cắt đoạn từ cầu Công Lý đến cổng sân bay Tân Sơn Nhất đặt tên là đường Ngô Đình Khôi. Sau đảo chính 1-11-1963, chính quyền quân nhân Sài Gòn đặt tên là đường Cách Mạng 1-11. Ngày 14-8-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời nhập đường Cách mạng 1-11, đường Công Lý làm một và đặt tên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 4-4-1985, UBND thành phố lại cắt đoạn từ cầu Công Lý đến sân bay Tân Sơn Nhất ngang đường Hoàng Văn Thụ thành đường riêngvà đặt tên đường Nguyễn Văn Trỗi. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa còn lại chiều dài như hiện nay.TIỂU SỬ VỀ NAM KỲ KHỞI NGHĨATháng 3 năm 1940, Ban thường vụ Xứ ủy do ông Võ Văn Tần làm bí thư đã soạn thảo Đề cương chuẩn bị đưa các hoạt động lẻ tẻ vào phong trào chống Pháp, chuẩn bị nổi dậy vũ lực. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra giữa ban ngày. Có nơi, khi mật thám kéo đến bắt cán bộ, người dân nổi trống mõ uy hiếp, đánh tháo. Các đội tự vệ, du kích dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, phát triển ngay tại những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son, F.A.C.I., bến tàu, nhà đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ… Còn ở nông thôn phần lớn các xã đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích.Lò rèn trong các thôn làng ngày đêm sản xuất vũ khí. Người dân góp nồi đồng, mâm thau, lư hương để du kích đúc đạn. Nhiều nơi xuất hiện những cơ sở làm bom, lựu đạn xi măng, súng thô sơ ở Móp Xanh (Tân An), Bà U (Mỹ Tho), chùa Hòa thượng Đồng (Rạch Giá). Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu “không một người lính, không một đồng xu cho đế quốc chiến tranh” diễn ra sôi nổi trong nhân dân và binh lính. Do công tác binh vận tốt, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy.
Đây là đôi nét về một cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp và Nhật của người dân Nam Kỳ. Hy vọng qua những thông tin này các bạn có thể hiểu hơn về những con đường và các nhân vật mà con đường được mang tên.
Quý khách cần thuê máy photocopy hãy liên hệ ngay với Quốc Kiệt thông qua số Hotline: 028 7308 0879 để được hỗ trợ tư vấn.
Ngân hàng TMCP Quân đội thông báo đổi tên & địa điểm PGD Nam Kỳ Khởi Nghĩa - CN Vũng Tàu
Căn cứ Công văn số 1441/BRI-TTGS ngày 06/08/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về việc đổi địa điểm Phòng giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa trực thuộc chi nhánh Vũng Tàu;
Căn cứ Quyết định số 696/QĐ-MB-HĐQT ngày 16/08/2024 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội về việc thay đổi địa điểm, tên gọi Phòng giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa trực thuộc chi nhánh Vũng Tàu;
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRÂN TRONG THÔNG BÁO
Thay đổi địa điểm, tên gọi Phòng giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa thành Phòng giao dịch Châu Đức trực thuộc Chi nhánh Vũng Tàu kể từ ngày 04/09/2024;
Địa chí cũ: Số 153-155 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Địa chỉ mới: Thửa đất số 250, tờ bản đồ số 102, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Điện thoại: 02546250028 Fax: 02546250008
Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Huy động vốn (VNĐ, ngoại tệ), cho vay, bảo lãnh, thẻ, thanh toán Quốc tế, chuyển tiền trong nước và Quốc tế, chi trả kiều hối, …
Địa chỉ: 81 Nguyễn Thái Học, phường 7, thành phố Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.