Khi đã đi làm được gần một năm, tôi nhận ra mình không thể mặc hoodie và đi giày Converse thường xuyên như xưa nữa. Tôi mặc blazer nhiều hơn, đi những đôi giày mũi nhọn business casual và hiếm khi ra ngoài với chiếc túi tote thời sinh viên. Đi làm rồi, ai cũng bảo tôi phải “thanh lịch lên”, và chính tôi cũng bảo mình phải trở nên thanh lịch như một người phụ nữ trưởng thành, dù tôi cũng chẳng dám nhận cái danh xưng to tát và xa lạ này.
Khi đã đi làm được gần một năm, tôi nhận ra mình không thể mặc hoodie và đi giày Converse thường xuyên như xưa nữa. Tôi mặc blazer nhiều hơn, đi những đôi giày mũi nhọn business casual và hiếm khi ra ngoài với chiếc túi tote thời sinh viên. Đi làm rồi, ai cũng bảo tôi phải “thanh lịch lên”, và chính tôi cũng bảo mình phải trở nên thanh lịch như một người phụ nữ trưởng thành, dù tôi cũng chẳng dám nhận cái danh xưng to tát và xa lạ này.
Long story short, cái này còn phải xem với mỗi người “thanh lịch” có ý nghĩa như nào.
Tôi có thể theo đuổi hình tượng phụ nữ thanh lịch nếu tôi muốn, và thật ra là tôi đang làm nó một cách khá suôn sẻ. Như đã đề cập ở phần đầu bài, những phép tắc “thanh lịch” này đã giúp tôi khá nhiều trong công việc và các mối quan hệ xã giao. Tuy nhiên, sau gần một năm trở nên thanh lịch, tôi nhận ra cụm từ này rất dễ khiến phụ nữ tự hạ thấp bản thân nếu họ không dress up và hành xử theo một vài chuẩn mực nhất định. Đó là những lần mẹ tôi và nhiều người mẹ khác dậy sớm ăn mặc là lượt, trang điểm tử tế để đi họp phụ huynh ở hệ thống trường chuyên lớp chọn nơi đa phần các bố mẹ là nhân viên văn phòng tốt nghiệp đại học, hay chính tôi cũng cảm thấy tự ti và xấu hổ trong những ngày đầu lên Tokyo lỡ tham dự những bữa tiệc networking mà chưa học trước về dress code và manner.
Những ngày đó, tôi vẫn chưa hiểu được sự thanh lịch của một quý cô không nằm ở những điều đó. Elegance doesn’t scream, it speaks. Sự tử tế, chan hòa, kiến thức và tinh thần cầu thị là những điều làm một người phụ nữ tỏa sáng, dù họ có “thanh lịch” hay không.
Có lần tôi đọc một bài post trên facebook kể về một chị bán cháo vịt ở Sài Gòn. Giữa cái nắng oi bức, chị cười xòa: “Bán cháo vịt mà đẹp vậy, hay ghê không?”, chứ không phải “Đẹp vậy mà bán cháo vịt, buồn ghê không?”.
Tuy chưa gặp chị bao giờ nhưng tôi tin chị chắc chắn là một quý cô cực kì thanh lịch. Sự thanh lịch không hẳn là những thứ dùng tiền đắp vào, mà là những thứ không có tiền vẫn cứ tỏa sáng lấp lánh, như sự tử tế và chân thành của chị bán cháo vịt vậy.
Ladies, always be gracious, courteous, kind and pleasant.
Although none of these ever scream “elegance”.
Quãng thời gian từ 20 đến 29 tuổi là khoảng thời gian một quý cô learn và unlearn rất nhiều thứ, thanh lịch là một trong số đó.
Nhiều người bạn của tôi trưởng thành dưới sự giáo dục làm sao để trở nên thanh lịch của cha mẹ, giáo dục ở đây ý tôi là họ lấy cha mẹ làm tấm gương. Những người mẹ biết cách ăn mặc và dùng trang sức cũng sẽ có những đứa con biết ăn mặc và dùng trang sức, những người bố có phong thái đi đứng và ăn uống trang trọng cũng sẽ có những đứa con có phong thái đi đứng và ăn uống trang trọng. Tất nhiên không phải ai cũng thế nhưng đa phần sẽ là thế. Một đứa bạn của tôi đã từng bị đánh vào tay mỗi khi nó ngồi không thằng lưng và để khuỷu tay lên bàn khi ăn, và bây giờ nó chẳng bao giờ ngồi không thằng lưng và ngồi ăn với khuỷu tay trên bàn, thói quen từ bé một khi đã được uốn nắn thì rất khó đổi.
Gia đình tôi không chú trọng vào phần thanh lịch này lắm khi nuôi dạy tôi trưởng thành, và bố mẹ tôi cũng không hẳn là những người lớn thanh lịch chúng ta hay thấy trên phim ảnh và youtube. Họ rất bận, và công việc của họ có thể được hoàn thành tốt mà không cần sự thanh lịch hay được vẽ vời trên phim ảnh. Hình ảnh mẹ nhễ nhại mồ hôi trong bộ đồ ninja chống nắng với thùng hàng nặng hơn cân nặng của tôi trên chiếc xe Lead không hề giống với hình ảnh “phụ nữ thanh lịch” nào mà tôi biết. Những người mẹ to tiếng mặc cả với bà bán thịt bán rau ngoài chợ, những người mẹ hớt hải trên chiếc dép lê tay xách nách mang cho kịp giờ đón con, những người mẹ mấy năm liền không đánh phấn và dùng kem dưỡng ẩm để tiết kiệm tiền, những người mẹ ấy làm sao để trở nên “thanh lịch”? Hay nói cách khác, họ có cần trở nên thanh lịch không? Họ liệu có đủ thời gian để nghĩ về việc làm sao để trở nên thanh lịch khi họ có cả đống thứ khác phải lo?
Trở nên thanh lịch luôn có nhiều cái tốt hơn cái hại, nhưng tôi thà unlearn sự thanh lịch nếu sự thanh lịch đồng nghĩa với việc phải dùng nó để phân loại giữa người với người. Vào thời điểm khốn khó nhất thời sinh viên, những ca làm thêm tám tiếng khiến tôi không thể ngồi thẳng lưng mọi lúc mọi nơi như cách một quý cô thanh lịch nên làm, vậy những người phụ nữ khó nhọc hơn tôi ngoài kia phải làm sao để đi đứng nhẹ nhàng, nói khẽ cười duyên một cách thanh lịch?
Tôi được một người mẹ không quá thanh lịch nuôi dạy để trở nên thanh lịch, tôi đã từng rất cố gắng để trở thành một hình tượng elegant lady kiểu mẫu, và hiện tại thì nó không quá khó với tính chất công việc và ngoại hình mà tôi sẵn có. Tuy nhiên, sau gần một năm learn và unlearn, tôi bắt đầu tự hỏi mình một câu hỏi khác. Thay vì “Làm sao để trở thành một quý cô thanh lịch?”, tôi bắt đầu hỏi: “Có cần phải thanh lịch để trở thành một quý cô?”
Trở nên thanh lịch không xấu, nó tốt là đằng khác. Chẳng có gì sai với việc xinh đẹp, nữ tính và thể hiện những phần đẹp đẽ nhất của bản thân ra ngoài cả. Trên hành trình từ một cô gái đến một người phụ nữ (vẫn chưa xong đâu, wannabe thôi lol), tôi đã loay hoay rất nhiều. Không chỉ loay hoay học cách ăn mặc, cách trang điểm, cách dùng sự nữ tính và những điểm mạnh giới để xử lí tốt công việc và các mối quan hệ, tôi còn loay hoay giữa những hệ giá trị đang ở điểm vụ vỡ, nhạt nhòa, tranh đấu, gục ngã của mình.
Có một vấn đề mà đa phần các blogger hay youtuber chuyên làm content về elegance quên nói, đó là sự thanh lịch không phải là thước đo để phân loại hay xếp hạng những người phụ nữ. Ngày xưa và cả ngày nay, sự thanh lịch hay được gắn liền với hình ảnh “quý tộc”, giàu sang, được giáo dục tốt, đại khái là tầng lớp trên cơ, hay tiếng Anh là “high class”/ ”high society”. Về mặt lí thuyết thì điều này đúng, nhưng sự thanh lịch không nên được đánh đồng với nhân cách, lòng tự trọng, phẩm hạnh và tài năng của một người. Tôi có quen vài người chê cười những cô gái có phong cách ăn mặc không thanh lịch và nữ tính, họ ái ngại nhìn những người phụ nữ không biết các lễ nghi bàn ăn, thì lúc đó dường như những người này lại trở thành nạn nhân của văn hóa thanh lịch và bị cuốn vào vòng quay đầy cám dỗ của phân chia giai cấp và tiêu dùng.
Vấn đề dễ thấy nhất của văn hóa thanh lịch trong thời đại này là nó đã quá cổ súy sự phân chia giai cấp và văn hóa tiêu dùng. Sự thượng lưu (elitism) và văn hóa tiêu dùng (consumerism) không hẳn là xấu, nhưng nó sẽ nên khá tai hại nếu nó là những gì văn hóa thanh lịch (elegance) đang hướng đến. Hơn thế nữa, sau vài thế kỉ đấu tranh cho bình đẳng giới, định nghĩa về sự thanh lịch ngày nay đang có phần đi ngược lại với những giá trị mà phụ nữ đã và đang bền bỉ đấu tranh. Sau tất cả, để trở nên thanh lịch, phụ nữ cần phải nhảy vào một cái hộp đã được đựng sẵn những công thức làm sao để đi, đứng, ngồi, ăn, mặc với niềm tin rằng nó sẽ giúp hình ảnh của họ đi lên gần với sự thượng lưu và “có học”. Hình ảnh những quý cô thanh lịch đầy rẫy trên Internet và biển quảng cáo của Chanel ngoài trung tâm thương mại sẽ trở thành một cú tát vào những nỗ lực đấu tranh bình đằng giới, nếu những người trong cuộc dùng nó để tự nâng cao bản thân và hạ thấp những người không có thời gian và tâm sức để trở nên thanh lịch.