Chùa Tây Trúc

Chùa Tây Trúc

Chùa Mễ Trì Thượng tức chùa Tổ Quạ, có từ cuối thế kỷ XVIII. Tên chữ: Thiên Trúc Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1992). Vị trí: 2Q5G+PP, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 10 km (hướng 8 h). Trạm bus lân cận: Mễ Trì - Vũ Quỳnh, hoặc Phạm Hùng - Đỗ Đức Dục.

Chùa Mễ Trì Thượng tức chùa Tổ Quạ, có từ cuối thế kỷ XVIII. Tên chữ: Thiên Trúc Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1992). Vị trí: 2Q5G+PP, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 10 km (hướng 8 h). Trạm bus lân cận: Mễ Trì - Vũ Quỳnh, hoặc Phạm Hùng - Đỗ Đức Dục.

Chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung sở hữu cầu kính độc đáo

Cầu kính chùa Cao, hay còn gọi là cầu kính Hà Trung Thanh Hóa, đang thu hút sự chú ý của giới trẻ trong và ngoài tỉnh. Nằm trên bàn tay Phật của chùa Cao Hà Lĩnh, cây cầu kính độc đáo này là điểm nhấn kiến trúc của ngôi chùa. Với thiết kế ấn tượng, cầu kính đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, đặc biệt là giới trẻ, tạo cơ hội cho họ chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội.

Chùa Cao nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo hiếm có, đặc biệt là cây cầu kính trên bàn tay Phật, tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu ở Thanh Hoá. Sự hấp dẫn của chùa Cao có được từ sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố như: tâm linh, văn hóa và cả những trải nghiệm mới lạ mang lại. Trở thành địa điểm thu hút đông đảo khách tham quan, đặc biệt là các bạn trẻ.

Trong đó, cây cầu kính trên bàn tay Phật chính là công trình độc đáo, thiết kế của nó tựa như Phật đang giữ chặt cây cầu trong lòng bàn tay. Đến đây để bước lên cây cầu kính ngắm cảnh phía dưới cũng như chụp lại những bức ảnh độc đáo, ấn tượng. Cây cầu kính thường được xem là biểu tượng cho sự bình an, lòng nhân ái và tình thương mà tôn giáo và tâm linh mang lại.

Chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung không chỉ được biết đến là địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Thanh Hóa, mà còn là nơi dừng chân lý tưởng để có thể ngắm cảnh, nơi mọi người có thể khám phá về văn hóa và tôn giáo của địa phương nơi đây cũng như có được những bức ảnh check in đẹp độc đáo mà không phải nơi nào cũng có được.

Địa điểm du lịch ở Hà Trung nên ghé

Đền Cô Bơ, nằm ở vị trí ngã ba sông, là một phần của quần thể di tích gồm: đền Hàn Sơn, chùa Ngọc Sơn, đền Cô Bơ thuộc địa phận 5 huyện: Hà Trung, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Hoằng Hoá và Yên Định. Địa điểm tham quan gần chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung này là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện truyền thuyết tâm linh kỳ bí, với lịch sử lâu đời hơn đã hơn 500 năm.

Hàng năm, vào ngày 12/6, tại đây người dân địa phương sẽ tổ chức lễ rước kiệu, rước bóng Cô Bơ để về hầu thánh mẫu Đệ Tam đền Hàn. Lễ hội truyền thống ở đền Cô Bơ mang ý nghĩa tâm linh rất sâu sắc. Ngoài ra, Đền Cô Bơ còn nổi tiếng với cảnh quan sơn thủy hữu tình, kiến trúc độc đáo và được xem là vùng đất linh thiêng của xứ Thanh.

Cầu Lèn không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch, kết nối các vùng miền, mà còn là minh chứng lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Từ khi cầu Lèn được thông xe, khu vực Lèn trở nên sầm uất, nhộn nhịp hơn hẳn. Nằm cách cầu Lèn chỉ vài trăm mét là tượng đài lịch sử, ghi dấu những chiến công oai hùng của thế hệ cha anh đi trước trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Chợ Đò Lèn là trung tâm mua bán của huyện Hà Trung, nơi đây không chỉ giao thương sầm uất mà còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc. Nơi đây tập trung đủ loại hàng hóa phong phú với mức giá đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi người. Đến đây sau khi tham quan chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo với mức giá rẻ, làm nên sức hấp dẫn riêng hút khách.

Đền Chầu Đệ Tứ (Đền Cây Thị) nằm ở xã Hà Ngọc, không chỉ mang vẻ đẹp như một bức tranh sơn thủy mà còn có ý nghĩa văn hóa và lịch sử sâu sắc đối với dân tộc. Chầu Đệ Tứ, được biết đến là vị thánh thứ tư trong đạo Mẫu tứ phủ mang hiệu Chiêu Dung công chúa. Nhằm tưởng nhớ công lao của bà, người dân huyện Hà Trung đã và đang cùng nhau trùng tu và tôn vinh đền, đồng thời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và thu hút khách du lịch từ khắp nơi.

Chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung được công nhận là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Thanh Hóa, điểm đến tâm linh nơi du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và trải nghiệm sự thanh tịnh. Kết hợp hài hòa giữa yếu tố tâm linh và cảnh sắc thiên nhiên, Chùa Cao tạo ra một không gian độc đáo, thú vị và cuốn hút đối với mọi du khách.

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Khám phá nét đẹp cuốn hút của chùa Cao Hà Lĩnh

Chùa Cao ở Hà Lĩnh Hà Trung cũng là số ít ngôi chùa sở hữu không gian và cảnh quan vô cùng hấp dẫn. Vẻ đẹp linh thiêng kết hợp cùng thiên nhiên thanh bình và yên tĩnh của chùa, đặc biệt là ở Hà Trung, tạo nên một môi trường lý tưởng để mọi người đến tìm kiếm sự tĩnh lặng và tự tại với tâm hồn.

Kinh nghiệm du lịch Thanh Hoá, đây là một chốn thanh bình, giúp con người thoát khỏi sự xô bồ của cuộc sống thường nhật và tìm lại sự yên tĩnh trong tâm hồn. Khung cảnh núi non hùng vĩ tuyệt đẹp dưới ánh hoàng hôn tại Chùa Cao Hà Lĩnh càng tô điểm thêm cho nét đẹp cuốn hút của nơi này. Cảnh quan thiên nhiên với núi non trùng điệp tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, thu hút du khách đến khám phá và tận hưởng.

Hoàng hôn buông xuống, nhuộm bầu trời sắc cam rực rỡ, mang đến một trải nghiệm thanh bình và đầy cảm xúc. Đứng trước cảnh hoàng hôn vàng rực, lắng đọng trong không gian tĩnh lặng bạn sẽ thấy tâm hồn được thư giãn thật sự. Nét đẹp độc đáo của vùng đất này càng được tô điểm bởi những ngôi nhà nép mình trên sườn núi Mã Lim, tạo nên một khung cảnh nên thơ, mộc mạc và gần gũi.

Hình ảnh những ngôi nhà giản dị ẩn mình giữa thiên nhiên hùng vĩ dưới chùa Cao Hà Lĩnh Hà Trung, mang đến cảm giác bình yên và thanh thản.

Thông tin về Chùa Cao ở Hà Trung Thanh Hóa

Chùa Cao trước đây được gọi là chùa Vĩnh Phúc, nằm trong làng Cối Thị, hiện tại thuộc xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Ngôi chùa này cũng nằm trong quần thể di tích cùng với phủ Trung. Chùa tọa lạc trên sườn núi Mã Lim, sở hữu vị trí đẹp và có thể nhìn ngắm toàn cảnh một khu vực rộng lớn của thị trấn Hà Trung.

Quần thể di tích chùa Cao cùng đền Cối Thị được xây dựng cùng trên một ngọn núi. Chùa Cao nằm trên đỉnh núi, còn đền Cối Thị ở dưới chân núi. Du khách có thể đi bộ từ đền Cối Thị lên chùa Cao, quãng đường khoảng 300m. Chùa Cao được xây dựng từ thời nhà Lê mang đậm kiến trúc cổ kính. Hiện nay, kiến trúc cổ của chùa đã không còn tồn tại. Tuy nhiên, vẫn còn một số di vật như: bia rùa đá, khánh đá, chân tảng đá, 5 bát hương đá, gạch và ngói cũ.

Chùa Cao ở Thanh Hoá được xây dựng lại vào năm 2020 với những nét kiến trúc độc đáo, nổi bật là bàn tay Phật khổng lồ cùng 4 pho tượng Bồ Tát quay mặt ra bốn hướng “Đông - Tây - Nam - Bắc”. Không những thế, chùa còn lưu giữ tấm bia đá cổ có niên đại hơn 5 thế kỷ, bên trên có ghi chép lịch sử chùa thể hiện sự trường tồn qua thời gian. Gần cửa vào ngôi nhà thờ tạm, du khách có thể chiêm ngưỡng tấm bia đá này.

Tấm bia đá cổ, trải qua hàng trăm năm, đã khiến các chữ khắc trên bề mặt phai nhạt theo thời gian. Mặc dù kiến trúc gốc của chùa đã không còn, thế nhưng nơi đây vẫn là minh chứng quan trọng cho lịch sử và văn hóa của vùng đất Thanh Hóa anh hùng. Nơi đây mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với cộng đồng địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Chùa Cao Hà Trung không chỉ là một địa điểm tâm linh thiêng liêng, mà còn là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa và lịch sử địa phương. Quá trình khôi phục để bảo tồn chùa Cao có ý nghĩa vô cùng lớn, một mặt giúp thế hệ mai sau hiểu biết thêm về quá khứ, mặt khác góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tâm linh, văn hóa quý báu của nơi đây cho các thế hệ tiếp nối.