Chồng tiếng Anh là gì? Husband, hubby, honey,… là những cách gọi chồng dễ thương và tình cảm dành cho người vợ. Cùng khám phá xem những cách gọi khác của chồng trong tiếng Anh với bài viết dưới đây nhé!
Chồng tiếng Anh là gì? Husband, hubby, honey,… là những cách gọi chồng dễ thương và tình cảm dành cho người vợ. Cùng khám phá xem những cách gọi khác của chồng trong tiếng Anh với bài viết dưới đây nhé!
Lần đầu gặp anh Young Ho tại Hà Nội vào một ngày đầu thu năm 2019, Mai Huyền ấn tượng chàng trai Hàn Quốc hiền lành, mặt chữ điền, giọng nói ấm áp, có chút ngại ngùng và dễ thương.
Khi đó, chị là trợ lý giám đốc cho một công ty giáo dục, quen anh Young Ho thông qua một người bạn chung. Chị đã mời cả hai đến văn phòng gặp mặt và nói chuyện.
Hai ngày sau cuộc gặp gỡ đó, anh Young Ho về nước tiếp tục công việc, cả hai giữ liên lạc mỗi ngày qua điện thoại.
Biết con gái quen một chàng trai Hàn Quốc, gia đình Mai Huyền đã phản đối kịch liệt. Mẹ chị khóc rất nhiều vì lo lắng cho "tình bạn đặc biệt" này. Bà không muốn con gái yêu và kết hôn với người đàn ông nước ngoài, chuyển đến sống tại một quốc gia xa lạ.
"Tết 2020, anh sẽ sang Việt Nam thăm em", Young Ho nói.
Giữ lời hứa, chàng trai một mình bay từ Hàn Quốc sang Việt Nam thăm và đón Tết cùng gia đình Huyền. Đây cũng là cơ hội chị giới thiệu người yêu với gia đình và xua đi những mặc cảm trước đó. "Mọi người dần có thiện cảm và đồng ý chuyện tình này", chị nhớ lại.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, cặp đôi yêu xa với nhiều khó khăn và thử thách. Chính trong khoảng thời gian này, Huyền cảm nhận bạn trai là người biết quan tâm, lo lắng và có trách nhiệm không chỉ với người yêu mà cả gia đình chị.
Khi Huyền phát hiện mắc bệnh nặng, phải điều trị và uống thuốc trong suốt nửa năm, Young Ho luôn động viên và an ủi từ xa. Chị từng nghĩ, nếu anh lo ngại bệnh tình và không muốn tiếp tục chuyện tình này, chị chấp nhận dừng lại.
Trái ngược với suy nghĩ đó, chàng trai Hàn Quốc sát cánh, trở thành "điểm tựa vững chắc" cho Huyền, khuyến khích chị học tiếng Hàn thật tốt để sớm đoàn tụ.
Chị còn nhận được tin nhắn từ bà Bong Yul - mẹ chồng tương lai - với nội dung: "Huyền à, con ốm phải không? Mẹ nghe Young Ho nói con ốm. Không sao cả, con đừng lo lắng, hãy ăn uống và nghỉ ngơi thật nhiều. Cả nhà vẫn luôn đợi con sang Hàn Quốc nhé. Mẹ yêu con".
"Điều đó giúp tôi có niềm tin rằng đây đúng là gia đình chồng của mình và người đàn ông có bờ vai vững chắc để tôi tựa vào từ nay về sau", chị nói. Tháng 8/2020, cặp đôi đăng ký kết hôn, người phụ nữ Việt làm thủ tục xin visa sang Hàn Quốc.
Đám cưới của anh Young Ho và chị Mai Huyền tại Việt Nam, tháng 1/2023.
Gần một năm sau, chị đoàn tụ với chồng. 5h sáng, cô dâu Việt đáp xuống sân bay Hàn Quốc, gia đình anh Young Ho đã đứng chờ sẵn. Anh và mẹ tặng chị 2 bó hoa tươi khi gặp mặt.
Đến nhà riêng của chồng, bước vào phòng ngủ, Huyền được biết mẹ chồng trước đó đã chuẩn bị tất cả, từ đồ dùng cá nhân, dầu gội, đến sữa tắm, khăn tắm...
Tháng 11/2021, vợ chồng chị tổ chức đám cưới tại Hàn Quốc. Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gia đình nhà gái không thể sang.
Đến tháng 1/2023, bố mẹ chồng không quản ngại vất vả, bay từ Hàn Quốc sang gặp thông gia và tổ chức đám cưới trọn vẹn theo truyền thống Việt Nam cho vợ chồng Huyền.
Hơn hai năm làm dâu xứ Hàn, Huyền nói vô cùng biết ơn mẹ chồng. Mỗi phút mỗi giây bà Bong Yul chăm cháu nội và con dâu, đều là những kỷ niệm đẹp trong trái tim chị.
Có những ngày em bé quấy khóc lúc 1-2h sáng, chị bật dậy chăm con. Bà Bong Yul trấn an "không sao đâu, con cứ vào ngủ đi, để mẹ chăm em bé. Con đừng lo lắng". Nhìn hình ảnh bà nội tranh thủ chợp mắt bên cháu, cô dâu Việt rơi nước mắt, thầm cảm ơn mẹ rất nhiều vì "mẹ đã quá vất vả rồi".
"Tôi lấy chồng xa quê, xa gia đình, xa người thân, một mình đến nơi xứ người làm dâu, dường như mẹ chồng hiểu được và rất thương tôi. Mẹ thật sự như người mẹ đẻ thứ 2 của tôi vậy", chị nói.
Nhìn lại toàn bộ hành trình yêu, kết hôn và sinh con, Huyền biết ơn mẹ ruột đã đồng ý chuyện tình "vượt biên giới", vượt mọi khoảng cách này, "trong tâm mẹ chỉ cần con hạnh phúc, mẹ sẽ nén nỗi nhớ nhung".
Huyền biết ơn anh Young Ho đã cho chị một gia đình trọn vẹn yêu thương. Người đàn ông không chỉ yêu vợ, mà còn tận tâm với gia đình Việt Nam của vợ; cùng chị chăm sóc và dạy dỗ những đứa con.
Hai lần cô vượt cạn, chồng đều tạm gác hết công việc để chăm sóc vợ trong bệnh viện từ A đến Z, không nề hà bất cứ việc gì.
Gia đình nhỏ 4 thành viên của anh Young Ho và chị Mai Huyền.
Huyền biết ơn bố mẹ chồng đã yêu thương cô con dâu ngoại quốc "hậu đậu, tiếng Hàn chưa giỏi, văn hóa lối sống mọi thứ phải học từ đầu".
"Bố mẹ đã rất bao dung, rộng lượng xem tôi như con gái để ân cần chăm sóc, bao bọc và hết mực yêu thương các cháu", chị nói.
Chị nhớ nhất khoảnh khắc con gái ốm, bà Bong Yul vừa bế cháu, vừa khóc, vừa gọi xe cấp cứu. Một tay bà chăm bé tới khi bé khỏe về nhà, không muốn con dâu đang bầu phải vào bệnh viện.
"Mẹ luôn dành vất vả cho bản thân", chị nói, cầu mong bố mẹ 2 bên luôn khỏe mạnh để vui hạnh phúc cùng con cháu.
"Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi gia đình thứ 2 đúng nghĩa yêu thương trọn vẹn, hạnh phúc nơi xứ người. Hàn Quốc - nơi có mùa đông lạnh giá - nhưng luôn ấm áp tình thân", Huyền nói.
“Love is not about how many days, months, or years you have been together. Love is about how much you love each other every single day.” – “Tình yêu không phải là về số ngày, tháng, hoặc năm bạn đã bên nhau. Tình yêu là về việc bạn yêu nhau mỗi ngày.”
“The best thing to hold onto in life is each other.” – Audrey Hepburn – Điều tuyệt vời nhất để giữ nhau lại trong đời là chính nhau
“I love you not only for what you are but for what I am when I am with you.” – Roy Croft – Em yêu anh không chỉ vì chính anh mà em còn yêu cả chính mình khi em bên anh
“You are my today and all of my tomorrows.” – Leo Christopher – Anh là hiện tại và tất cả tương lai của em sau này
“In all the world, there is no heart for me like yours. In all the world, there is no love for you like mine.” – Maya Angelou – Trên thế giới này, không có trái tim nào thuộc về em như trái tim của anh. Trên thế giới này, không có tình yêu nào dành cho anh như tình yêu của em.”
“Love is a partnership of two unique people who bring out the very best in each other and who know that even though they are wonderful as individuals, they are even better together.” – Tình yêu là kết nối của hai con người riêng biệt, họ khiến nhau thành phiên bản tốt nhất và họ biết rằng, mặc dù đã tuyệt vời khi đứng độc lập, nhưng khi ở bên nhau, họ càng trở nên xuất sắc hơn
“You know you’re in love when you can’t fall asleep because reality is finally better than your dreams.” – Dr. Seuss – Bạn biết bạn đang yêu khi bạn không thể ngủ vì hiện thực cuối cùng còn lộng lẫy hơn cả những giấc mơ.”
“A successful marriage requires falling in love many times, always with the same person.” – Mignon McLaughlin – Một cuộc hôn nhân thành công nghĩa là bạn đã đắm chìm trong tình yêu nhiều lần, luôn với cùng một người
“The greatest happiness you can have is knowing that you are loved for who you are and nothing more.” – Unknown – “Hạnh phúc lớn nhất bạn có thể có là biết rằng bạn được yêu vì chính bản thân bạn. Không còn gì tuyệt diệu hơn thế nữa
“I am happiest when I’m right next to you.” – Unknown – Em hạnh phúc nhất khi được ở cạnh anh
“You are the source of my joy, the center of my world, and the whole of my heart.” – Anh là nguồn niềm vui của em, trung tâm của thế giới của em và toàn bộ trái tim em
“Love is like the wind, you can’t see it but you can feel it.” – Nicholas Sparks – Tình yêu giống như gió, bạn không thể nhìn thấy nhưng bạn có thể cảm nhận được nó.
“Every love story is beautiful, but ours is my favorite.” – Unknown – Mọi câu chuyện tình yêu đều đẹp, nhưng câu chuyện của chúng ta là tuyệt nhất
“The best and most beautiful things in this world cannot be seen or even heard, but must be felt with the heart.” – Helen Keller – Những điều tốt và đẹp nhất trên thế giới này không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy, mà phải cảm nhận bằng trái tim
“Your hand fits in mine like it’s made just for me.” – Unknown – Bàn tay anh vừa vặn trong tay em như thể là nó được sinh ra vì em
“Love is not just looking at each other, it’s looking in the same direction.” – Antoine de Saint-Exupéry – Tình yêu không chỉ là nhìn vào nhau, mà là nhìn cùng một hướng
“I choose you. And I’ll choose you over and over and over. Without pause, without a doubt, in a heartbeat. I’ll keep choosing you.” – Unknown – Em chọn anh. Và em sẽ chọn anh lần nữa và lần nữa và lần nữa. Không có dừng lại, không có nghi ngờ, trong một nhịp tim. Tôi sẽ tiếp tục chọn anh
“Two souls with but a single thought; two hearts that beat as one.” – Friedrich Halm – Hai linh hồn nhưng một suy nghĩ duy nhất; hai trái tim đập như một
“Grow old with me, the best is yet to be.” – Robert Browning – Hãy già đi cùng với em, bởi những điều tốt đẹp nhất thậm chí còn chưa đến
“I fell in love with you because of the million things you never knew you were doing.” – Em yêu anh vì hàng triệu điều mà anh không biết anh đã làm
“I am in you and you in me, mutual in divine love.” – William Blake – Em ở trong anh và anh ử trong em, chúng ta hòa quyện vào thứ tình yêu thiêng liêng vĩnh cửu
Đức Mẹ La Vang là tên gọi mà giáo dân Công giáo Việt Nam đề cập đến sự kiện Đức Mẹ Maria hiện ra trong một thời kỳ mà đạo Công giáo bị bắt bớ tại Việt Nam. La Vang ngày nay là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi họ tin là Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu vương cung thánh đường La Vang từ năm 1961.[1]
Cho đến nay, Giáo hội Công giáo vẫn giữ tình trạng không tuyên bố về sự kiện Đức Mẹ La Vang - nghĩa là họ không chính thức bác bỏ hoặc công nhận sự kiện này. Các sinh hoạt tôn giáo và hành hương tại địa linh đó vẫn được Giáo hội chấp nhận. Đây là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo được nhà nước Việt Nam công nhận.
Theo một thuyết, dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công giáo. Cho nên để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân ở vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất này. Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được thì họ phải "la" lớn, mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La Vang ra đời.
Một giả thuyết tương tự về tiếng "la vang" đã từ đặc tính của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng nơi chốn rừng rú này xưa kia có nhiều cọp beo hại người. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại đêm thì thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu.[2]
Một cách giải thích khác là khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang.
Một thuyết khác cho là địa danh "phường Lá Vắng" đã có từ trước đó, thuộc làng Cổ Vưu, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, 4 cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc.[3]
Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám mục Huế - 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Mẹ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện.
Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.
Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế con cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam.
Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phật giáo[4][5] hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng [6], nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1798 được nhường cho giáo dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria. Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh.[3]
Theo Giám mục Hồ Ngọc Cẩn kể lại lời truyền khẩu là năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ. Linh mục quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm 1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương". Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894), Giám mục Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ bằng ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 8 tháng 8 để mừng khánh thành nhà thờ.[3]
Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 8 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 4 năm 1961, Hội đồng Giám mục Việt Nam (Miền Nam) đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. Trong chiến cuộc Mùa Hè 1972, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương cung thánh đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lổ. Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới.
Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 21 ha đất để phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân. Theo linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền (quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu La Vang), đây là đất xưa từng thuộc về nhà thờ (trước 1975 là 23 ha) nay được giao trả lại.[7]
Ngày 15 tháng 8 năm 2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường mới.[8] Ngôi thánh đường đang trong quá trình xây dựng, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Á Đông truyền thống Việt Nam, có sức chứa 5.000 người.[9]
Đây là một lễ hội lớn và khá độc đáo ở Quảng Trị, không chỉ của riêng Công giáo địa phương mà còn có nhiều tín đồ Công giáo các nơi tới tham dự.[10]
Theo truyền khẩu, bắt đầu từ 1864, đã có 30 giáo dân Cổ Vưu tổ chức hành hương La Vang và những cuộc hành hương như thế diễn ra hằng năm với số giáo dân tham dự càng lúc càng đông biến cuộc hành hương La Vang cấp giáo xứ (Cổ Vưu) thành giáo hạt (Dinh Cát).[11]
Từ khi nhà thờ ngói được dựng, hàng năm vào ngày 15 tháng 8 tại La Vang thường tổ chức lễ hội hành hương, gọi là "Kiệu" (cứ 3 năm lại có một "Kiệu" lớn, gọi là "Đại hội La Vang"). Vào những năm chẵn, tổ chức “kiệu” to hơn tổ chức “kiệu” năm lẻ và cứ ba năm một lần gọi là “kiệu đại hội” và kiệu 100 năm lớn hơn kiệu 50 năm, 40 năm.[10]
Người hành hương về nơi này có thể mua được lá cây vằng, một loại lá thường dùng sắc thuốc hoặc uống mát, lành và có khả năng kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở. Không những thế, khách thập phương đến đây là để hành hương và cầu xin những ơn lành mà người Công giáo tin rằng Đức Bà sẽ ban ơn như ý.
Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1990, chính quyền địa phương đã cho phép hành lễ tại đây trở lại. La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam, hàng năm có hơn nửa triệu người về hành hương, như năm 2008 [12]. Đại hội La Vang 30 sẽ vào năm 2014 (cứ sau 2 năm hành hương có 1 Đại hội).
Bên cạnh đó, người Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn tổ chức các Đại hội Thánh Mẫu để tôn kính Đức Mẹ La Vang.
Sau đây là kinh cầu Đức Mẹ La Vang được phổ biến từ Năm Toàn Xá Đức Mẹ La Vang (1998-1999) tại La Vang ngày 8 tháng 12 năm 1997, do Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Giám quản tông tòa Huế:
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Vay mượn xây lại căn nhà xập xệ ở quê cho bố mẹ chồng, nghĩ kiểu gì cũng được thừa kế, nhưng 5 năm sau ông bà cho bác cả.
"Nói về câu chuyện chia thừa kế, đúng là 'mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh'. Có người chịu bi kịch vì chia thừa kế sớm, nhưng như gia đình tôi lại gặp đủ chuyện rắc rối, lục đục chỉ vì cha mẹ không sớm sang tên tài sản rõ ràng cho các con.
Chuyện là nhà chồng tôi có ba anh em trai. Chồng tôi là con út. Hai vợ chồng tôi lấy nhau và ở lại Hà Nội để sinh sống, làm việc. Năm 2017, tôi bàn với chồng xây sửa lại căn nhà ở quê cho bố mẹ vì nay đã rất cũ kỹ, xập xệ, mất an toàn.
Lúc đó, hai chúng tôi có về nói chuyện với hai người anh của chồng. Bác cả bấy giờ còn sinh sống ở trong Nam, nói rằng 'không có ý định quay về quê' nên không tham gia vào chuyện này, để vợ chồng tôi tự xử lý. Còn bác Hai cũng nói 'sẽ làm nhà ở riêng tại khu đất ngoài', nên cũng không có ý kiến gì.
Sau khi trao đổi thống nhất, bố mẹ và các anh chồng nói ý với vợ chồng tôi rằng 'cứ tự bỏ tiền ra làm nhà rồi sau này về đấy mà ở', mọi người sẽ không tham gia, đóng góp, hay đòi hỏi gì về ngôi nhà này. Nghĩ nhà đã quá cũ, cứ để ông bà ở đấy tôi cũng không yên tâm, nên tôi bàn với chồng quyết xây lại nhà vì trước là để ông bà ở, rồi sau này có cũng là của mình, coi như có chỗ cho chúng tôi đi về.
Vì tài chính không đủ, lại không được ai hỗ trợ nên vợ chồng tôi phải vay mượn thêm bên ngoài, được gần 500 triệu đồng. Cố gắng xoay xở, cuối chúng tôi cũng làm xong được căn nhà mái thái khang trang cho bố mẹ chồng ở, tiện trông nom nhà cửa cho mình sau này.
Đến giữa năm 2023, nhà bác cả làm ăn không thuận lợi, vợ chồng lục đục rồi ly hôn. Sau đó, bác mang con về ở chung với ông bà trong căn nhà chúng tôi xây lúc trước. Vấn đề là từ đó đến nay, ông bà vẫn không hề sang tên cho vợ chồng tôi căn nhà đó. Nghĩa là về mặt luật pháp, đó vẫn là nhà của ông bà chứ không phải của chúng tôi.
Vừa rồi, bố mẹ cứ giục chúng tôi làm nhà riêng ra phía ngoài, còn căn nhà này coi như của ông bà, sau này để lại cho bác cả. Bức xúc nhưng nghĩ người một nhà nên cũng không muốn làm căng, tôi nói với bố mẹ chồng: 'Chúng con làm nhà mới cũng được, nhưng ông bà làm sổ và sang tên luôn chỗ đất bên ngoài cho bọn con. Có sổ thì con sẽ làm nhà mới".
Thế nhưng, đến giờ ông bà vẫn chưa chịu sang tên đất cho vợ chồng tôi. Nói thật, tính tôi luôn nhường nhịn để cho nhà cửa yên ấm, nghĩ cũng mấy năm làm dâu cư xử, chăm sóc bố mẹ chồng mà không hề tính toán gì. Giờ ông bà bảo tôi làm nhà mới, nhưng nhỡ làm xong, đất vẫn đứng tên ông bà như căn nhà tôi xây lúc trước thì sao? Không lẽ chúng tôi lại bỏ công, bỏ tiền ra để ông bà mang đi cho người khác hay sao?".
Đó là chia sẻ của độc giả Thùy Linh về trường hợp của bản thân sau bài viết "Bi kịch vì chia thừa kế sớm". Thời gian qua, có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều xung quanh câu hỏi "Có nên chia thừa kế sớm cho con?". Một số người cho rằng tài sản thừa kế sẽ chỉ có giá trị khi con cái còn trẻ, cần một số vốn để vào đời. Tuy nhiên, số khác lại phản biện rằng người già cần tự lo được cho bản thân trước thay vì sớm phân chia tài sản rồi sống phụ thuộc vào con cái.