60 Vũ Thành Năm Ở Đâu

60 Vũ Thành Năm Ở Đâu

Trường Vũ sinh năm 1963 là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc bolero. Anh được mệnh danh là 'ông hoàng nhạc nghèo' với những bài hát da diết như: Đám cưới nghèo; Nghèo mà có tình; Không giờ rồi; Thành phố buồn…

Trường Vũ sinh năm 1963 là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc bolero. Anh được mệnh danh là 'ông hoàng nhạc nghèo' với những bài hát da diết như: Đám cưới nghèo; Nghèo mà có tình; Không giờ rồi; Thành phố buồn…

Thành lập từ ngày 9/7/1960, trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo sâu sắc, kịp thời của Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng sự góp sức của các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động, Du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Trong suốt 60 năm qua, ngành Du lịch luôn được Đảng và nhà Nước quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của Du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay, ngành Du lịch đã và đang có đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, yêu chuộng hòa bình đến với bạn bè quốc tế.

Giai đoạn 1960 – 1991: Tập dượt kinh doanh du lịch

Lịch sử phát triển Du lịch Việt Nam được chính thức đánh dấu từ ngày 9/7/1960 với sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký Nghị định 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam thuộc Bộ Ngoại thương. Ngành Du lịch Việt Nam ra đời khi đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm về quản lý và kinh doanh du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chỉ có 9 khách sạn với tổng số 152 buồng nằm rải rác ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong 10 năm đầu tiên sau khi thành lập, Du lịch Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực cho sự hình thành ngành với vị thế của một ngành kinh tế cùng với việc khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để phục vụ yêu cầu hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trước yêu cầu thực tế phát triển, ngày 18/8/1969, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/CP chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Phủ Thủ tướng để phát huy năng lực độc lập. Trong điều kiện rất khó khăn của chiến tranh và qua nhiều cơ quan quản lý, ngành Du lịch đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi thử thách, từng bước mở rộng nhiều cơ sở du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Ngành Du lịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn, có chất lượng một lượng lớn khách của Đảng và Nhà nước, các đoàn chuyên gia các nước, đồng thời đón tiếp phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, hoạt động Du lịch dần trải rộng ra các miền Tổ quốc. Ngành Du lịch bước vào xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ lao động, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, hòa vào khí thế chung của đất nước, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng, lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ…; từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh, thành phố và đặc khu.

Giai đoạn 1971 – 1978 là thời kỳ hoạt động du lịch được mở rộng với việc bổ sung một số cơ sở lưu trú như Thống Nhất, Hòa Bình (Hà Nội) từ ngành Giao tế, Chuyên gia, Nội thương sang cho ngành Du lịch quản lý và hình thành mạng lưới các công ty du lịch ở một số địa phương trong cả nước. Hoạt động du lịch đã mở rộng thêm ra các thị trường du lịch ngoài khối XHCN như Nhật Bản, Pháp… Hãng du lịch ngoài khối XHCN có quan hệ đầu tiên với Du lịch Việt Nam là hãng FUJI thuộc Đảng Cộng sản Nhật Bản. Có thể nói, đây là giai đoạn “tập dượt” của Du lịch Việt Nam để bước vào tổ chức kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh du lịch quốc tế một cách bài bản. Tuy còn hạn chế nhưng đây là giai đoạn quan trọng để ngành Du lịch nước ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về bản chất kinh doanh du lịch, về tính liên ngành trong hoạt động du lịch và sự kết hợp giữa mở rộng kinh doanh du lịch với bảo đảm an ninh quốc phòng như một nguyên tắc hoạt động của Ngành, đặc biệt trong tiếp cận với kinh doanh du lịch quốc tế.

Ngày 27/6/1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 262/NQ-QH-K6 về việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam theo Tờ trình của Bộ Công an, kết thúc giai đoạn lịch sử 18 năm xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất – kỹ thuật Ngành, “tập dượt” kinh doanh du lịch và mở ra giai đoạn phát triển mới. Trong giai đoạn này, ngành Du lịch đã phấn đấu vượt qua những khó khăn, thử thách mới, tổ chức đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế. Du lịch đã góp phần tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch hai miền Nam – Bắc, thiết thực góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sau chiến tranh muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Du lịch có nhiều điều kiện phát triển hơn trước. Trong bối cảnh thực hiện chủ trương rút gọn đầu mối quản lý Nhà nước, ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 244/HĐNN8 về việc thành lập Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch trên cơ sở Bộ Văn hóa, Bộ Thông tin, Tổng cục Thể thao và Tổng cục Du lịch. Đây là lần đầu, việc tổ chức quản lý nhà nước về du lịch được triển khai trong một Bộ đa ngành. Tuy nhiên, chỉ sau một năm hoạt động, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 (từ 27/7 – 12/8/1991) đã ban hành Nghị quyết chuyển chức năng quản lý nhà nước về du lịch sang Bộ Thương mại và đổi tên Bộ Thương mại thành Bộ Thương mại – Du lịch. Sau một thời gian ngắn, để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, tạo điều kiện cho du lịch phát triển với đầy đủ vị thế của một ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, ngày 26/10/1992, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/CP về việc thành lập Tổng cục Du lịch trên cơ sở bộ máy của Tổng cục Du lịch cũ và Cục Chuyên gia.

Giai đoạn 1992 – 2006: Tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

Từ năm 1990, với chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, đất nước đã chuyển mình bước vào giai đoạn phát triển mới. Đây là cơ hội để du lịch phát triển với đúng vai trò là một ngành kinh tế, khác với thời kỳ trước đó, hoạt động du lịch chỉ mang tính chất phục vụ yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong cơ chế bao cấp.

Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, được thể chế hóa bằng văn bản quy phạm phát luật, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý. Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập của đất nước, nhận thức về du lịch đã có những thay đổi căn bản. Vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của Du lịch luôn được thể hiện trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng lần VII, VIII và IX. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo bước đột phá để phát triển vượt bậc khu vực dịch vụ, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Theo đó, Du lịch được khẳng định là “ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993) và “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa… góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước” (Chỉ thị 46/CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng).

Cùng với việc thành lập lại Tổng cục Du lịch năm 1992, chỉ trong thời gian ngắn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ở các địa phương đã được hoàn thiện, trong đó có 14 địa phương thành lập Sở Du lịch là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ và Tp Hồ Chí Minh. Cũng trong giai đoạn 1992 – 2006, Luật Du lịch đã được xây dựng và được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ Bảy và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với phát triển của Du lịch Việt Nam, bởi sau 45 năm xây dựng và phát triển, ngành Du lịch có được khung pháp lý được thể chế bằng luật đầu tiên cho hoạt động của Ngành. Cùng với Luật Du lịch, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đã được xây dựng và ban hành, trong đó tiêu biểu là Chương trình Hành động quốc gia về du lịch, Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng về du lịch. Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đã được thành lập và chính thức hoạt động năm 1999 đã tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và sự phối hợp trong hành động giữa các Bộ, ngành liên quan để thúc đẩy phát triển du lịch. Giai đoạn 1992 – 2006 là khoảng thời gian Du lịch Việt Nam khẳng định được vai trò của ngành kinh tế với việc lần đầu tiên trong lịch sử phát triển đã xây dựng được Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam với tư cách là công cụ quản lý Ngành. Trên cơ sở Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, quy hoạch các vùng du lịch, các trung tâm du lịch, quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được thực hiện một cách có hệ thống trên phạm vi toàn quốc.

Những yếu tố trên đây cùng với việc thành lập lại Tổng cục Du lịch đã tạo cơ hội để ngành Du lịch tự khẳng định được mình và mở ra thời kỳ phát triển “bùng nổ” du lịch ở Việt Nam với mức tăng trưởng bình quân năm cao trên hai con số. Sự phát triển du lịch Việt Nam ở thời kỳ này đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ghi nhận và xếp Việt Nam vào danh sách một trong 7 quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Nếu lấy năm 1990 (khởi đầu thời kỳ đổi mới) dấu mốc lần đầu tiên phát động Năm Du lịch Việt Nam với 250.000 lượt khách quốc tế thì đến năm 2007, Việt Nam đã đón được 4,2 triệu, tăng trên 16,8 lần trong 15 năm. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn này, từ 1,0 triệu lượt năm 1990 đến 2007 đạt con số 19,2 triệu lượt. Sự tăng trưởng không ngừng về khách du lịch đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của Du lịch Việt Nam trên mọi lĩnh vực.

Những kết quả nổi bật của Ngành trong giai đoạn phát triển 1992 – 2006 là về tổ chức quản lý, về xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách, về phát triển đội ngũ, về mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế. Nó mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng cho Du lịch Việt Nam tự tin phát triển trong những năm tiếp theo. Những thành tựu trên có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đó cũng là kết quả của cả chặng đường dài phát triển với sự đóng góp của các thế hệ cán bộ và người lao động trong ngành Du lịch cùng với sự phối hợp chặt chẽ, ngày càng hiệu quả của các Bộ, ngành, sự năng động sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp cả nước và các địa phương, các hoạt động xúc tiến quảng bá và giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa, thể thao giữa Việt Nam với các nước.

Giai đoạn 2007 – 2019: Khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn

Năm 2007, trong bối cảnh hệ thống quản lý nhà nước được sắp xếp lại theo hướng lập các bộ đa ngành, Tổng cục Du lịch được sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương cũng được sắp xếp lại. Giai đoạn này, ngành Du lịch phát triển trong bối cảnh du lịch khu vực và thế giới chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động của xung đột chính trị ở một số khu vực và quốc gia, trong đó có vấn đề xung đột ở biển Đông… Du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục chủ động thực hiện tốt chức năng quản nhà nước về du lịch với việc xây dựng Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ phát triển mới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục triển khai Chương trình Hành động quốc gia về du lịch, Chương trình Xúc tiến Du lịch quốc gia, tham mưu ban hành các chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển du lịch trong giai đoạn mới mà tiêu biểu là việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 về “Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”. Kết quả phát triển ngành Du lịch trong giai đoạn này đạt nhiều thành quả mang tính chất toàn diện, sâu sắc và chuyên nghiệp, khẳng định vai trò là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Tốc độ tăng trưởng khách trung bình ở giai đoạn này luôn đạt nhịp độ 2 con số: 5,049 triệu lượt năm 2010, đến năm 2014 đón xấp xỉ 8 triệu lượt khách quốc tế. Về khách nội địa, năm 2010 phục vụ 28 triệu lượt và năm 2014 đạt gần 38 triệu lượt. Hoạt động du lịch đem lại nguồn thu đáng kể, đến năm 2014 Du lịch Việt Nam đạt tổng thu 230 nghìn tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào cơ cấu nền kinh tế đất nước. Nếu như năm 2000, Du lịch Việt Nam đóng góp 3,26% vào GDP cả nước thì đến năm 2014 đã chiếm tới 6%. Từ năm 2015 – 2018, khách quốc tế tăng gần 2 lần, từ 8 triệu lượt lên 15,5 triệu lượt, đạt tốc độ tăng trưởng 25,5%/năm và là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Khách du lịch nội địa tăng 1,4 lần từ 57 triệu lên 80 triệu lượt khách. Năm 2019, Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam xếp hạng tăng từ 75/141 quốc gia năm 2016 lên thứ 63/140 quốc gia vào năm 2019. Việt Nam cũng được chọn là điểm đến du lịch, văn hóa, ẩm thực hàng đầu châu Á cùng nhiều giải thưởng danh giá khác. Năm 2019 Việt Nam đã đón hơn 18 triệu du khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Hệ thống hạ tầng du lịch và doanh nghiệp du lịch phát triển nhanh chóng. Đến hết năm 2019, cả nước có 2.656 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hơn 26.000 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 550.000 buồng, trong đó hạng cao cấp (từ 3 sao đến 5 sao) có trên 900 cơ sở với gần 105.000 buồng. Tốc độ tăng trưởng của hệ thống các cơ sở lưu trú ở phân khúc cao cấp 4-5 sao cùng với sự gia tăng các khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng đã góp phần làm tăng nội lực của điểm đến, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam, khẳng định thương hiệu theo hướng chất lượng cao và hiện đại. Nhiều thương hiệu du lịch quốc tế lớn đều đã hiện diện và hoạt động tại Việt Nam như Melia, HG, Marriott, Accor, InterContinental, Sheraton… đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng khách, góp phần phục vụ thành công nhiều sự kiện trong nước và quốc tế như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019, Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần thứ 2, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc…

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch với trên 27.100 người được cấp thẻ, trong đó có 17.230 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 9.146 hướng dẫn viên du lịch nội địa đảm nhận tốt vai trò hướng dẫn, giới thiệu khi du khách đến Việt Nam. Đầu tư nước ngoài vào du lịch thời kỳ này có hàng trăm dự án với số vốn lên đến hàng chục tỷ USD, trong đó đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng, khách sạn hiện đang là lĩnh vực “nóng”, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm như Hạ Long, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Phú Quốc, Hải Phòng, Côn Đảo, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Đà Lạt… Các dự án đầu tư không chỉ có mặt ở đô thị mà còn ở các vùng biển, vùng núi, với nhiều hình thức đa dạng. Nhiều dự án quy mô lớn đã hoàn thiện và đi vào hoạt động tại các địa phương cũng góp phần thay đổi hình ảnh, nâng cao chất lượng Du lịch Việt Nam. Nhiều địa phương đã lựa chọn cho mình các hình thức xúc tiến quảng bá mang dấu ấn riêng bằng các sự kiện mang tầm quốc tế như Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, Carnaval Hạ Long, cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Lễ hội Hang động Quảng Bình, Lễ hội trên mây Sapa…

Ngành Du lịch đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên là nhờ có sự quan tâm và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đổi mới, mở cửa và hội nhập, các chủ trương, chính sách, định hướng và giải pháp chiến lược phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của thời đại. Hình ảnh, vị thế quốc gia không ngừng được cải thiện và nâng cao trên trường quốc tế tạo đà tích cực cho du lịch phát triển. Đồng thời, ngành Du lịch có sự chủ động, tích cực và cố gắng nỗ lực của toàn Ngành, đặc biệt là sự năng động của các doanh nghiệp du lịch để nhanh chóng hội nhập và từng bước tiếp cận trình độ khu vực và toàn cầu. Quyết tâm chính trị của nhiều địa phương cùng với sự cần cù, sức sáng tạo trong các tầng lớp dân cư đã tạo ra nội lực tăng trưởng chủ yếu.

Sau 60 năm hình thành và phát triển, Du lịch Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm đan xen những khó khăn – thuận lợi, cơ hội – thách thức. Nhìn vào xu thế phát triển du lịch và nhận thức xã hội, đặc biệt là sự nhìn nhận, quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vai trò của ngành Du lịch trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung và Chiến lược kinh tế đối ngoại của đất nước nói riêng, sẽ thấy rõ được tương lai của ngành Du lịch và qua đó có được niềm tin, xác định được trách nhiệm về sự phát triển tất yếu của Du lịch Việt Nam trong thời gian tới.